Biểu đồ tuần Wonder Weeks: Chuẩn bị trước mỗi tuần khủng hoảng của bé?

Khi bé quấy khóc kéo dài có thể khiến ngay cả những bậc cha mẹ bình tĩnh nhất cũng phải bực mình, lo lắng, tự hỏi liệu bé đang bị làm sao, có chuyện gì đang xảy ra với con. Đối với nhiều bậc cha mẹ, những thay đổi tâm trạng của bé thường không thể đoán trước và dường như  kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, với mỗi đợt con quấy khóc vô cớ kéo dài, đấy cũng chính là những biểu hiện rõ ràng nhất khi bé bước vào tuần khủng hoãng, tuần Wonder Weeks.

Đúc kết kinh nghiệm từ 35 năm nghiên cứu và quan sát quá trình phát triển của trẻ em, các bác sĩ Hetty van de Rijt  Frans Plooij đã tạo ra một biểu đồ để dự đoán khi nào bé sẽ bước vào tuần khủng hoảng và khi nào các con thay đổi tính nết theo quá trình phát triển tự nhiên của mình.

Biểu đồ tuần Wonder Weeks: Chuẩn bị trước mỗi tuần khủng hoảng của bé?

Biểu đồ tuần Wonder Weeks: Chuẩn bị trước mỗi tuần khủng hoảng của bé?

Do mỗi em bé lại có một tốc độ phát triển cũng như nhận thức khác nhau, không có bất cứ một khuôn mẫu chung nào, nên cha mẹ không nên lo lắng khi những thay đổi của bé không trùng khớp với bảng dự báo.

Cha mẹ cùng Hichiu tham khảo để hiểu những cơ sở khoa học của tuần khủng hoảng, cũng như sự kỳ diệu của nó; để hiểu và thông cảm cho con khi con trải qua thời kỳ tập trung phát triển kỹ năng và tinh thần từ bên trong, nên quên hết cả ăn và ngủ; để nhận biết khi các con học cách hóng chuyện, học lẫy, học bò, học ngồi hoặc học đi. Hết tuần khủng hoảng này tới tuần khủng hoảng khác, bạn sẽ thấy bộ não của con phát triển như thế nào.

Biểu đồ các tuần khủng hoảng của bé – Wonder Weeks Chart

Để sử dụng biểu đồ các tuần khủng của bé, bạn sẽ cần tính tuổi của bé theo ngày dự sinh. Ví dụ, nếu con bạn dự sinh vào ngày 16 tháng 12 nhưng sinh vào ngày 20 tháng 12, bạn sẽ tính tuổi của bé từ ngày 16 tháng 12 để sử dụng biểu đồ.

Tuần tuổi của bé☺ Bé thoải mái, dễ chịu☹ Quấy khóc
0-4.5
4.5-5.5
5.5-7.5
7.5-9.5
9.5-11.5
11.5-12.5
12.5-14.5
14.5-19.5
19.5-22.5
22.5-26.5
26.5-28.5
28.5-30.5✓ – tuần bé tỏ ra khó chịu nhất
30.5-33.5
33.5-37.5
37.5-41.5
41.5-46.5
46.5-50.5
50.5-54.5
54.5-59.5
59.5-64.5
64.5-70.5
70.5-75.5
75.5-84

Hiểu về những bước nhảy vọt và tuần khủng hoảng của bé

Đằng sau những khó khăn, và khó chịu ở bé khi bước vào mỗi tuần khủng hoảng cũng chính là những bước phát triển nhảy vọt gần như đồng thời ở bé về cách thích nghi với thế giới, học tập kĩ năng mới. Việc mở mang khả năng nhận thức cũng như cố gắng học những kỹ năng mới có thể khiến bé bị choáng ngợp và sợ hãi, lúc này hơn ai hết cha mẹ phải ở cạnh bé, hỗ trợ bé trong bước phát triển nhảy vọt của mình.

Do đó, thay vì quá tập trung vào việc bé quấy khóc, cha mẹ nên hỗ trợ bé học tập kĩ năng phù hợp với giai đoạn, tạo cho bé cảm giác an toàn trong những thay đổi đang diễn ra trong thế giới của bé.

Đôi lời gửi tới cha mẹ

Đầu tiên, trong các tuần wonder weeks, bé có thể sẽ làm cha mẹ thấy căng thẳng và mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2014 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được tâm trạng của cha mẹ chúng. Bạn cần phải giữ sức khỏe và tinh thần tốt để chăm sóc tốt nhất cho bé.

Bé quấy khóc không phải là một trạng thái vĩnh viễn nhưng thực sự cần thời gian để bé nguôi. Nếu bé có dấu hiệu đòi bế, bám mẹ nhiều hơn là thể hiện sự thiếu an toàn trong quá trình thay đổi tinh thần của bé. Hãy ôm ấp và trấn an em bé của bạn sẽ giúp con cảm thấy tốt hơn. Bố cũng nên dành nhiều thời gian ở bên con trong thời gian này.

Cha mẹ  có thể nhận thấy sự thay đổi trong thói quen ăn uống và ngủ của bé. Nếu bạn thấy một tuần khủng hoảng của bé sắp đến, hãy chuẩn bị tinh thần cũng như một vài biện pháp chuẩn bị trước như thay đổi thực đơn để con cảm thấy ngon miệng và dễ chịu hơn.

Những hành vi khó chịu của con cũng như những trải nghiệm của mẹ đều là một phần của quá trình phát triển mà con cần phải tự mình vượt qua để lớn lên.

Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con là thông cảm, quan sát, lắng nghe và hỗ trợ con. Mẹ luôn là người hiểu con nhất và là người có thể thực sự giúp đỡ con vượt qua những tuần khủng hoảng khó chịu này.

Trẻ sơ sinh luôn thay đổi. Thế giới là một nơi mới mẻ, thú vị và đôi khi đáng sợ đối với bé. Là người chăm sóc, bạn có thể giúp bé điều hướng vượt qua những bước phát triển nhảy vọt một cách nhẹ nhàng nhất. Chơi và hoạt động kích thích, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em học các kỹ năng mới. Dành thêm thời gian để hỗ trợ bé, bên cạnh bé.

Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp con phát triển vượt bậc một cách tự nhiên và nhận ra khi con không còn là một đứa trẻ. Hãy tận dụng tối đa mỗi bước phát triển nhảy vọt của con bạn.

Cùng Hichiu tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn wonder weeks của bé:

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

  • van de Rijt, H., & Plooij, F. (2013). The wonder weeks: How to stimulate the most important developmental weeks in your baby’s first 20 months and turn these 10 predictable, great, fussy phases into magical leaps forward. Arnhem, The Netherlands: Kiddy World Publishing.
  • Waters, S. F., West, T. V., & Mendes, W. B. (2014, April). Physiological covariation between mothers and infants [Abstract]. Psychological Science, 25(4), 934-942
    pss.sagepub.com/content/25/4/934
HiChiu
Logo