Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Weeks) là gì?
Nội dung bài viết
- Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Weeks) là gì?
- 10 Tuần Wonder Weeks (Tuần Khủng Hoảng)
- Wonder week 5 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết
- Wonder week 8 tuần tuổi: Tuần lễ khám phá, thế giới của những kiểu mẫu
- Wonder week 12 tuần tuổi: Tuần của vận động, thế giới của những biến đổi
- Wonder week 19 tuần tuổi: Bé học kỹ năng?
- Wonder week 26 tuần tuổi: Thế giới của những mối quan hệ
- Wonder week 37 tuần tuổi: Bé học cách phân loại
- Wonder week 46 tuần tuổi: Thế giới của trình tự
- Wonder week 55 tuần tuổi: Bé học cách thực hiện một chu trình
- Wonder week 64 tuần tuổi: Thế giới của những nguyên tắc
- Wonder week 75 tuần tuổi: Thế giới của những hệ thống
- Vượt qua những tuần Wonder Weeks nhẹ nhàng
Cùng tìm hiểu về các tuần wonder weeks (tuần khủng hoảng của bé) và cách tính tuần wonder weeks của bé qua loạt bài viết dưới đây.
Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Weeks) là gì?
Wonder weeks là gì? – Wonder weeks (tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh ) là một thuật ngữ dùng để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Các tuần khủng hoảng, tuần lễ bão tố hay wonder weeks là giai đoạn xuất hiện các bước phát triển nhảy vọt về trí tuệ và kỹ năng của bé trong 2 năm đầu đời.
Trong giai đoạn này, não và hệ thần kinh của bé sẽ có sự thay đổi vượt bậc để giúp bé mở rộng nhận thức và giác quan. Tuy nhiên, do chưa thích nghi kịp về mặt nhận thức, thể chất nên trẻ thường có những biểu hiện “khó ở” vô cớ khiến nếp sinh hoạt của bé và cả gia đình thay đổi hoàn toàn.
Xem thêm: Biểu đồ tuần Wonder Weeks và cách tính tuần khủng hoảng của bé
Wonder week 5 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết
Sau những tháng đầu tiên nhẹ nhàng, ngọt ngào: bé ăn rồi ngủ, ăn rồi ngủ, bất ngờ em bé của mẹ trở nên khó chiều khiến mẹ không khỏi…
Wonder week 8 tuần tuổi: Tuần lễ khám phá, thế giới của những kiểu mẫu
Nếu bé đang ở giai đoạn 7-9 tuần, thì có thể con đang bước vào giai đoạn phát triển mới – tuần khủng hoảng 8 (tuần wonder week 8): Thế…
Wonder week 12 tuần tuổi: Tuần của vận động, thế giới của những biến đổi
Nếu như sau wonder week 8 tuần tuổi, bé biết thực hiện một số động tác cơ bản như đập tay, đá chân có ý thức thì sang giai đoạn …
Wonder week 19 tuần tuổi: Bé học kỹ năng?
Sau giai đoạn khủng hoảng 19 tuần tuổi ở bé (wonder week 19), em bé của mẹ sẽ hiểu được rằng thế giới của bé được tạo nên từ rất…
Wonder week 26 tuần tuổi: Thế giới của những mối quan hệ
23-26 tuần tuổi là giai đoạn phát sinh nhiều bước ngoặt mới đối với mẹ và bé. Lúc này bé phải chịu nhiều đợt rấm rứt vì “cô tiên răng”…
Wonder week 37 tuần tuổi: Bé học cách phân loại
Bước nhảy vọt thứ 6, vào khoảng 37 (hoặc từ 36 đến 40) tuần, wonder week 37 (tuần khủng hoảng 37) bạn có thể nhận thấy bé đang cố gắng…
Wonder week 46 tuần tuổi: Thế giới của trình tự
Trẻ sơ sinh là những người tạo ra mớ hỗn độn tự nhiên. Mỗi bước nhảy vọt trong quá trình phát triển trí não của bé sẽ đẩy tài năng…
Wonder week 55 tuần tuổi: Bé học cách thực hiện một chu trình
1 tuổi là mốc quan trọng, đánh dấu em bé của mẹ đã bước qua thời kỳ sơ sinh để đến với giai đoạn phát triển mới náo động và…
Wonder week 64 tuần tuổi: Thế giới của những nguyên tắc
Vào khoảng 14-15 tháng tuổi, bé yêu của mẹ lại bắt đầu nhận thấy mọi thứ lại đang thay đổi chóng mặt. Một mê cung những khái niệm mới đang…
Wonder week 75 tuần tuổi: Thế giới của những hệ thống
Thế giới của chúng ta cần có một hệ thống các nguyên tắc để mọi thứ vận hành một cách trôi chảy. Những nguyên tắc trong cùng một hệ thống…
Vượt qua những tuần Wonder Weeks nhẹ nhàng
Đầu tiên, trong các tuần wonder weeks, bé có thể sẽ làm các bậc cha mẹ thấy căng thẳng và mệt mỏi. Bạn cần phải giữ sức khỏe và tinh thần tốt để chăm sóc tốt nhất cho bé.
Bé quấy khóc không phải là một trạng thái vĩnh viễn. Nếu bé có dấu hiệu đòi bế, bám mẹ nhiều hơn là thể hiện sự thiếu an toàn trong quá trình thay đổi tinh thần của bé.
Hãy ôm ấp và trấn an em bé của bạn sẽ giúp con cảm thấy tốt hơn. Bố mẹ cũng nên dành nhiều thời gian ở bên con trong thời gian này.
Cha mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi trong thói quen ăn uống và ngủ của bé. Bạn có thể thay đổi thực đơn để con cảm thấy ngon miệng và dễ chịu hơn.
Những hành vi khó chịu của con cũng như những trải nghiệm của mẹ đều là một phần của quá trình phát triển mà con cần phải tự mình vượt qua để lớn lên.
Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con là thông cảm, quan sát, lắng nghe và hỗ trợ con. Mẹ luôn là người hiểu con nhất và là người có thể thực sự giúp đỡ con vượt qua những tuần khủng hoảng khó chịu này.
Source: Gabriel García Márquez