Bé 2 Tuổi Bỗng Khóc Đêm? Ba Mẹ Có Nên Cho Bé Đi Khám Hay Không?
Nội dung bài viết
Khi bé được 2 tuổi, hẳn là mẹ đã tích lũy cho mình tương đối kinh nghiệm về các vấn đề xoay quanh giấc ngủ của trẻ. Giai đoạn trẻ khóc đêm là nỗi ám ảnh với nhiều ba mẹ khi bé còn sơ sinh cũng đã trôi qua. Mẹ cũng đã có thể yên tâm vì giấc ngủ của bé đã ổn định hơn trước rất nhiều.
Thế nhưng khi bé đến 2 tuổi, bỗng nhiên lại vật lộn với giờ đi ngủ, thức dậy vài tiếng giữa đêm, hoặc khóc lóc, hoặc đòi mẹ bế mãi trên tay. Nhiều ba mẹ bỗng hoang mang vì con bỗng quấy khóc không rõ nguyên nhân. Ba mẹ hãy yên tâm nếu bé có một trong các dấu hiệu dưới đây, đây không phải là điều gì quá nghiêm trọng, giai đoạn này sẽ sớm qua đi thôi!

Khủng hoảng tuổi lên 2, bé thường xuyên thức giấc giữa đêm
9 Nguyên nhân có thể khiến bé 2 tuổi hay khóc đêm
Nhiều ba mẹ lo lắng vì trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân, Bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Có lẽ là do ba mẹ chưa nắm bắt được các nguyên nhân sau thôi nhé:
1. Khủng hoảng ngủ ở trẻ 2 tuổi
Tình trạng khủng hoảng ngủ thường xảy ra ở các giai đoạn bé được 4 tháng, 8 tháng, 18 tháng và 2 tuổi.

Tình trạng khủng hoảng ngủ thường xảy ra ở các giai đoạn bé được 4 tháng, 8 tháng, 18 tháng và 2 tuổi.
Bé dậy khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mẹ có thể phân biệt với chứng mất ngủ dựa trên thời điểm xảy ra, thời gian kéo dài và phán đoán của mẹ liệu có bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ hay không.
Khủng hoảng ngủ ở trẻ 2 tuổi là một khoảng thời gian ngắn khi trẻ 2 tuổi đang ngủ ngon bắt đầu chống lại việc phải đi ngủ khi đến giờ đi ngủ, dậy khóc đêm nhiều lần, thức suốt đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng.
Mặc dù khủng hoảng ngủ có thể làm phiền đến không chỉ ba mẹ mà còn cả các thành viên khác trong gia đình, nhưng điều quan trọng cần nhớ là nó bình thường và chỉ mang tính tạm thời mà thôi.
2. Bé đạt được những dấu mốc mới về mặt phát triển
Bé vẫn đang học và thực hành để phát triển các kỹ năng mới mỗi ngày. Cũng như người lớn mất ngủ với những dự án quan trọng, bé cũng bị phân tâm tới mức khó mà ngủ được!
Ở độ tuổi lên 2, bé đang trải qua một bước nhảy vọt mới về khả năng thể chất, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Vì vậy bé vào giấc khó khăn hơn và thức giấc vào ban đêm nhiều hơn.
Mẹ có thể tham khảo thêm vấn đề này tại bài viết Khủng hoảng tuổi lên 2 nhé!
3. Bé đang phát triển khả năng tự lập
Cũng như các kỹ năng thể chất, ngôn ngữ và xã hội, mong muốn độc lập của bé 2 tuổi cũng dần hình thành. Cho dù đó là mong muốn mãnh liệt được tự mình mặc đồ ngủ hay trèo ra khỏi cũi nhiều lần, bé cũng có rất nhiều việc “quan trọng” cần tự mình giải quyết hơn là việc đi ngủ.
4. Bé vẫn đang trải qua nỗi lo sợ xa cách
Mặc dù lo sợ xa cách có thể không kéo dài bao lâu nữa, những nỗi lo lắng khi phải rời xa mẹ để đi ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm mà không có mẹ ôm ấp vỗ về vẫn là một thử thách đối với một em bé 2 tuổi
5. Bé bị mệt mỏi
Khác với người lớn khi cơ thể mệt mỏi sẽ chỉ muốn đặt lưng xuống giường và nhánh chóng chìm vào giấc ngủ, nếu quá mệt bé sẽ không đủ bình tĩnh để tự ru mình vào giấc ngủ
6. Bé được lên chức anh/chị
Khi bé được lên chức anh hoặc chị, bé chưa đủ khả năng để hiểu vai trò của mình. Đối với bé việc có em là cả một sự xáo trộn lớn về trật tự thế giới trong mắt bé và không còn là trung tâm chú ý của cả nhà nữa. Nỗi lo lắng và bất an khi môi trường xung quanh thay đổi cũng là nguyên nhân làm rối loạn giấc ngủ của bé
7. Thay đổi lịch ngủ trưa
Khoảng 2 tuổi, khi thế giới xung quanh trở nên thú vị hơn, bé có xu hướng ngủ giấc ngày ngắn hơn hoặc thậm chí bỏ ngủ trưa. Thiếu ngủ khiến bé bị quá mệt, dẫn đến khó vào giấc đêm và ngủ không sâu giấc.
8. Mọc răng hàm
Nhiều bé 2 tuổi mới bắt đầu mọc răng hàm và những chiếc răng hàm thì gây ra biết bao phiền toái, khó chịu và đau đớn. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết được khi bé ăn ít, bỏ ăn, hay chảy nước dãi khi đang tập trung và hay chọc tay vào miệng. Nếu bé mọc răng, không có gì lạ khi nó ảnh hưởng đến khả năng ngủ xuyên đêm của bé.
9. Sợ hãi
Khi được 2 tuổi, bé bắt đầu nhìn thế giới theo những cách mới, phức tạp hơn. Sự phức tạp mới này thường đi kèm với những nỗi sợ hãi mới. Khi bé đột nhiên ngủ không ngon, hay quấy khóc vào ban đêm, nguyên nhân có thể là do bé sợ bóng tối hoặc bất kể điều gì đó đáng sợ mà bé đang tưởng tượng.
‘Trẻ khóc đêm’ khi nào thì cần đến bác sĩ?

Trẻ khóc đêm có cần tới bác sỹ hay không?
Tóm lại, “trẻ khóc đêm” không phải là bệnh hay cần chữa trị đặc hiệu, trừ khi các bà mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé như: khóc kéo dài gần 4 giờ khóc kèm theo sốt, nôn ói, tiêu chảy, tiêu ra máu, sình bụng, trẻ có biểu hiện mệt lã, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Ngược lại, sau những cơn khóc, bé trở lại bình thường, thì các mẹ cần tự nhủ với mình là mọi việc dần sẽ ổn và cố gắng trấn tĩnh chờ cho giai đoạn khủng hoảng của bé dần trôi qua.
Nếu đã thử mọi cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nhưng vẫn thấy bé khóc trong khi ngủ kèm theo trạng thái không tỉnh táo, bú kém, thói quen ngủ thay đổi… có lẽ bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra các tình trạng bất thường.
Các bài viết của HiChiu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu cảm thấy bé có những dấu hiệu bất ổn hoặc biểu hiện khác thường khác bạn nên cho bé thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của y, bác sĩ.
Nguồn tham khảo: The 2-Year-Old Sleep Regression