Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, có thể rút ngắn không?
Nội dung bài viết
- Trầm cảm sau sinh là gì?
- Khi nào mẹ bị trầm cảm sau sinh?
- Trầm cảm sau sinh (PPD) thường kéo dài bao lâu?
- Tại sao trầm cảm sau sinh có thể kéo dài ở một số mẹ?
- PPD ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
- Khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán và tìm cách điều trị
- Kinh nghiệm điều trị trầm cảm sau sinh PPD
- Vượt qua trầm cảm sau sinh PPD nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất
Nếu thời kỳ mang thai với mẹ là một chuyến tàu lượn đầy cảm xúc, thì giai đoạn sau sinh là một cơn lốc cảm xúc mẹ sẽ phải đối mặt, mẹ sẽ thường có tâm trạng thất thường hơn, hay khóc lóc và cáu kỉnh hơn và rất có thể mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Việc sinh nở không chỉ khiến cơ thể mẹ phải trải qua các điều chỉnh nội tiết tố tự nhiên mà còn có một tâm hồn bé bỏng khác đang nằm trong tay mẹ, luôn đòi hỏi yêu thương và chăm sóc.
Tất cả những biến động đó ban đầu có thể dẫn đến cảm giác buồn bã, căng thẳng và lo lắng hơn là niềm vui và sự phấn khởi mà mẹ mong đợi. Nhiều mẹ đã trải qua những “sự khó chịu” này như một phần bình thường của quá trình hồi phục sau sinh, tâm trạng khó chịu này thường biến mất sau 1–2 tuần sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn đang gặp khó khăn khi qua mốc 2 tuần, bạn có thể đã mắc chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression – PPD), mang nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn kéo dài hơn.
Sau đây Hichiu.com xin chia sẻ mọi điều cần biết về trầm cảm sau sinh – PPD như: PPD kéo dài trong bao lâu? Làm thế nào để PPD trôi qua nhanh và nhẹ nhàng hơn?
- Trầm cảm sau sinh là gì?
- Khi nào mẹ bị trầm cảm sau sinh?
- Trầm cảm sau sinh (PPD) thường kéo dài bao lâu?
- Tại sao trầm cảm sau sinh có thể kéo dài ở một số mẹ?
- PPD ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
- Khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán và tìm cách điều trị
- Kinh nghiệm điều trị trầm cảm sau sinh PPD
- Vượt qua trầm cảm sau sinh PPD nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất
- Trầm cảm sau sinh là gì?
- Khi nào mẹ bị trầm cảm sau sinh?
- Trầm cảm sau sinh (PPD) thường kéo dài bao lâu?
- Tại sao trầm cảm sau sinh có thể kéo dài ở một số mẹ?
- PPD ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
- Khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán và tìm cách điều trị
- Kinh nghiệm điều trị trầm cảm sau sinh PPD
- Vượt qua trầm cảm sau sinh PPD nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất
Trầm cảm sau sinh là gì?

Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau sinh PPD
Trầm cảm sau sinh, hay PPD, là một dạng trầm cảm lâm sàng bắt đầu sau khi sinh em bé. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ăn mất ngon
- Khóc hoặc mệt mỏi quá mức
- Khó gắn kết với em bé của bạn
- Bồn chồn và mất ngủ
- Các cơn lo lắng và hoảng sợ
- Cảm thấy vô cùng choáng ngợp, tức giận, tuyệt vọng hoặc xấu hổ
Không ai biết chắc chắn điều gì gây ra PPD cho mẹ sau sinh, nhưng giống như bất kỳ loại trầm cảm nào khác, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau vì giai đoạn sau sinh là khoảng thời gian đặc biệt dễ bị tổn thương, trong đó nhiều nguyên nhân phổ biến của trầm cảm lâm sàng, chẳng hạn như thay đổi sinh học, căng thẳng tột độ và những thay đổi lớn trong cuộc sống, tất cả đều xảy ra cùng một lúc.
Ví dụ, những điều kiện sau có thể xảy ra sau khi mẹ sinh con:
- Bạn không ngủ được nhiều
- Cơ thể của bạn đang đối phó với những biến động lớn về hormone
- Bạn đang hồi phục sau khi sinh con, có thể bao gồm các can thiệp y tế hoặc phẫu thuật
- Bạn có những trách nhiệm mới và đầy thử thách
- Bạn có thể thất vọng với quá trình chuyển dạ và sinh nở của bạn
- Bạn có thể cảm thấy bị cô lập, cô đơn và bối rối
Hơn nữa, người bố cũng có thể được chẩn đoán mắc trầm cảm sau sinh. Mặc dù bố của bé có thể không trải qua những thay đổi về thể chất do sinh nở, nhưng họ vẫn trải qua nhiều thay đổi về lối sống. Một nghiên cứu phân tích từ năm 2010 cho thấy khoảng 10% các ông bố được chẩn đoán mắc bệnh PPD, đặc biệt là từ 3 đến 6 tháng sau khi sinh.
Khi nào mẹ bị trầm cảm sau sinh?
PPD có thể bắt đầu ngay sau khi bạn sinh con, nhưng có thể bạn sẽ không nhận ra điều đó ngay lập tức vì cảm thấy buồn, kiệt sức và nói chung là “kiệt sức” trong vài ngày đầu sau khi em bé chào đời được coi là bình thường. Có thể phải đến sau khi cảm giác hạnh phúc vì có em bé đã dần bình thường, bạn mới nhận ra điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra.
Thời kỳ hậu sản thường bao gồm 4–6 tuần đầu tiên sau khi sinh, và nhiều trường hợp PPD bắt đầu trong thời gian đó. Nhưng PPD cũng có thể phát triển trong khi mang thai và đến 1 năm sau khi sinh, vì vậy đừng giấu các cảm xúc bất ổn của bạn nếu chúng xảy ra ngoài giai đoạn hậu sản.
Trầm cảm sau sinh (PPD) thường kéo dài bao lâu?

Trầm cảm sau sinh (PPD) thường kéo dài bao lâu?
Bởi vì PPD có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào từ vài tuần trước sinh đến 12 tháng sau khi sinh, nên không có thời gian kéo dài trung bình. Năm 2014, một nghiên cứu đánh giá cho thấy rằng các triệu chứng PPD cải thiện theo thời gian, với nhiều trường hợp trầm cảm tự khỏi từ 3 đến 6 tháng sau khi khởi phát.
Từ nghiên cứu này chúng ta có thể nhận thấy, rõ ràng là nhiều mẹ vẫn đang đối phó với các triệu chứng PPD trong hơn 6 tháng.
Khoảng 30% –50% mẹ vẫn còn PPD sau 1 năm khi sinh, trong đó khoảng 20% các mẹ được nghiên cứu vẫn báo cáo các triệu chứng trầm cảm sau sinh 3 năm.
Tại sao trầm cảm sau sinh có thể kéo dài ở một số mẹ?
Thời gian trầm cảm sau sinh (PPD) là khác nhau đối với mỗi người. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ nhất định, bạn có thể thấy tình trạngPPD của mình kéo dài hơn ngay cả khi nhận được điều trị. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian bạn có các triệu chứng trước khi bắt đầu điều trị có thể ảnh hưởng đến thời gian kéo dài PPD của bạn.
Các yếu tố rủi ro bao gồm:
- Tiền sử trầm cảm hoặc bệnh tâm thần khác
- Khó cho con bú
- Quá trình mang thai hoặc sinh nở phức tạp
- Thiếu sự hỗ trợ từ đối tác của bạn hoặc các thành viên trong gia đình và bạn bè
- Những thay đổi lớn khác trong cuộc sống xảy ra trong thời kỳ hậu sản, chẳng hạn như chuyển nhà hoặc mất việc làm
- Tiền sử PPD sau lần mang thai trước
Không có công thức nào để xác định mẹ có bị PPD hay không, khi nào bị và kéo dài trong chính xác bao lâu. Nhưng với phương pháp điều trị thích hợp, đặc biệt là khi được điều trị sớm, bạn vẫn sẽ thấy tình trạng trầm cảm thuyên giảm dù bạn có mức độ trầm cảm nặng hay nhẹ hay đã bị lâu rồi.
PPD ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

PPD ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
PPD sẽ gây ra cho bạn một số triệu chứng khó nói, và nó cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của bạn. Đây không phải là lỗi của bạn, do đó bạn nên tìm cách điều trị và rút ngắn thời gian trầm cảm của mình.
Nếu bạn bị PPD, rất nhiều mối quan hệ cũng như những người thân xung quanh sẽ bị tác động tiêu cực như:
- Nếu bạn trở nên thu mình hoặc bị cô lập, mối quan hệ của bạn với đối tác có thể bị ảnh hưởng. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khi một người mắc bệnh PPD, người chồng của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi.
- Gia đình và bạn bè của bạn. Những người thân có thể nhận ra có điều gì đó không ổn hoặc nhận thấy bạn đang hành động không giống mình, nhưng họ có thể không biết cách giúp đỡ hoặc giao tiếp với bạn. Khoảng cách này có thể gây ra cảm giác cô đơn cho bạn.
- Con cái của bạn. PPD có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đang phát triển của bạn với em bé. Ngoài việc ảnh hưởng đến cách bạn chăm sóc cho con mình, PPD có thể ảnh hưởng đến cách bạn gắn bó với bé sau khi sinh. Nó cũng có thể gây ra những xung đột cho các mối quan hệ hiện có với những bé khác của bạn.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn tin rằng PPD có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy con của những người tham gia nghiên cứu mắc bệnh PPD có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi khi còn nhỏ và trầm cảm khi thanh thiếu niên.
Khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán và tìm cách điều trị
Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn 2 tuần sau sinh, hãy liên hệ với bác sĩ của bệnh viện. Mặc dù thông thường các mẹ sẽ được kiểm tra PPD vào sau sinh 6 tuần, nhưng bạn không phải đợi lâu như vậy. Trên thực tế, nếu bạn để kéo dài thời gian PPD như vậy, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và kéo dài hơn bình thường.
Sau 2 tuần, nếu bạn vẫn trải qua cảm giác thất thường và bất thường nên đi khám ngay khi có thể.
Kinh nghiệm điều trị trầm cảm sau sinh PPD
Bạn không thể tự mình chữa hay điều trị PPD – bạn cần được điều trị sức khỏe tâm thần và y tế từ những người có chuyên môn. Nhận được sự điều trị nhanh chóng sẽ giúp bạn có nhiều cảm xúc, sức khỏe và thời gian hơn để chăm sóc bé yêu của mình.
Có một số phương pháp để điều trị PPD và bạn có thể áp dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để quá trình diễn ra ngắn hơn. Ngoài ra những thay đổi về lối sống có thể giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Kiên nhẫn điều trị cho đến khi bạn tìm thấy sự kết hợp của các phương pháp điều trị phù hợp với mình.
- Thuốc chống trầm cảm: Bác sỹ trị liệu có thể kê đơn thuốc ức chế tái hấp thu Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (SSRI) để điều trị chứng trầm cảm của bạn. Có nhiều loại SSRI có sẵn và bác sĩ sẽ cùng bạn để tìm ra loại thuốc điều trị tốt nhất các triệu chứng với ít tác dụng phụ nhất. Nhiều SSRI tương thích với việc cho con bú, nhưng hãy đảm bảo cho bác sĩ đầy đủ các thông tin cần thiết như: liệu bạn có đang cho con bú hay không để có thể chọn loại thuốc và liều lượng thích hợp.
- Tư vấn: Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một chiến lược đầu tiên để điều trị trầm cảm, bao gồm các triệu chứng của PPD.
- Trị liệu nhóm: Rất hữu ích khi bạn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bậc cha mẹ khác đã từng mắc bệnh PPD. Tìm một nhóm hỗ trợ, trực tiếp hoặc trực tuyến, là một cứu cánh có giá trị.
Vượt qua trầm cảm sau sinh PPD nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất
Hầu hết các trường hợp PPD kéo dài trong vài tháng. Trầm cảm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn – không chỉ bộ não của bạn – và cần có thời gian để cảm thấy là chính mình trở lại. Bạn có thể phục hồi nhanh hơn bằng cách điều trị các triệu chứng PPD của mình càng sớm càng tốt.
Than khảo thêm:
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chúng tôi đảm bảo nội dung của mình là chính xác và cập nhật chính sách biên tập của chúng tôi.
- Lanza di Scalea T, et al. (2009). Antidepressant medication use during breastfeeding. DOI:
10.1097/GRF.0b013e3181b52bd6 - Mayo Clinic Staff. (2018). Postpartum depression.
mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/diagnosis-treatment/drc-20376623 - Mothers with breastfeeding difficulties more likely to suffer postpartum depression. (2011).
sph.unc.edu/mothers-with-breastfeeding-difficulties-more-likely-to-suffer-postpartum-depression/ - Netsi E, et al. (2018). Association of persistent and severe postnatal depression with child outcomes. DOI:
10.1001/jamapsychiatry.2017.4363 - Paulson JF, et al. (2010). Prenatal and postpartum depression in fathers and its association with maternal depression: A meta-analysis. DOI:
10.1001/jama.2010.605 - Postpartum depression. (2019).
marchofdimes.org/pregnancy/postpartum-depression.aspx - Postpartum depression facts. (n.d.).
nimh.nih.gov/health/publications/postpartum-depression-facts/index.shtml - Vliegen N, et al. (2014). The course of postpartum depression: A review of longitudinal studies. DOI:
10.1097/HRP.0000000000000013