Tổng quan về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và khả năng hấp thu tốt là tiền đề quan trọng để bé luôn cứng cáp và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ có thể bắt đầu giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và tích cực ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Trong đó, việc lựa chọn một phương pháp ăn dặm như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé chỉ huy (BLW), phù hợp với bé sẽ hỗ trợ đắc lực cho hành trình tập ăn uống của hai mẹ con. 

Chắc hẳn mẹ đã nghe nói nhiều về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Vậy phương pháp này có gì đặc biệt? Mẹ cùng xem nhé!

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thức ăn trong bữa ăn của bé. Chúng sẽ được để riêng biệt và không bị trộn lẫn vào nhau. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị ban đầu của từng loại thức ăn, từ đó kích thích vị giác của bé.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (Japanese Weaning Method) sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, cải thiện tiêu hóa và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Thức ăn trong ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật quan niệm như vậy sẽ kích thích trẻ nhai, nuốt rồi mới cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Việc phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thức ăn 

Ngoài ra, chế độ ăn ăn dặm kiểu Nhật còn đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của trẻ em thường có rất nhiều màu sắc và hình dáng đẹp mắt, từ đó lôi cuốn, hấp dẫn bé chủ động tham gia vào bữa ăn.

Đặc biệt theo phương pháp này, các bà mẹ ở Nhật tuyệt đối không ép con ăn. Lý giải điều này, các bà mẹ cho rằng, nếu ép con ăn sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Từ đó bé sẽ có tâm lý sợ ăn, cảm thấy ám ảnh trong bữa ăn. Hơn nữa, việc bé ăn không tự nguyện còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là sặc thức ăn vào đường thở.

Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tắt hay bất kỳ phương pháp ăn dặm nào khác đều phải đảm bảo đầy đủ các thành phần: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Phương pháp này giúp mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến đồ ăn cho con. 

Ngoài ra, ăn dặm kiểu Nhật giúp bé từng bước làm quen với thức ăn đặc. Việc bé nhai và nuốt thức ăn đặc sẽ kích thích sự phát triển cơ hàm của bé. Về độ đặc của thức ăn, mẹ nên quan sát và điều chỉnh để phù hợp với tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu bé còn nhỏ hoặc đang bị ốm sốt, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng và mềm hơn bình thường và luôn nhớ cho bé uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ nước.

Trong trường hợp bé biếng ăn, mẹ không nên ép trẻ ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn.

Mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến đồ ăn cho con

Mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến đồ ăn cho con

Về cơ bản, ăn dặm kiểu Nhật có thể hiểu đơn giản là:

  • Bé ăn dặm sớm.
  • Ăn nhiều loại thức ăn.
  • Phương pháp chế biến: Thức ăn được chia nhỏ và cho vào ngăn đông tủ lạnh, sau đó mỗi bữa mẹ sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.
  • Cho bé ăn những món riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau như cách ăn dặm truyền thống.
  • Luôn tôn trọng sở thích và mong muốn của bé.

Từ những điều trên, chúng ta không thể phủ nhận được lợi ích của phương pháp này. Chính vì vậy, ăn dặm kiểu Nhật là lựa chọn của rất nhiều mẹ với mong muốn sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn.

Nguyên tắc

Dưới đây là các nguyên tắc chính của ăn dặm kiểu Nhật: 

  • Thức ăn dễ tiêu hóa, được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của bé
  • Cân đối dinh dưỡng đủ 3 nhóm thức ăn: tinh bột – đạm – vitamin.
  • Sự cân bằng dinh dưỡng giữa thức ăn đặc và sữa mẹ.
  • Cho bé ăn và bú theo nhu cầu.
  • Nên cho bé ngồi vào ghế ăn một cách nghiêm túc.
  • Không sử dụng những thứ gây xao nhãng như TV, điện thoại, hoặc đồ chơi trong khi ăn.
  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
  • Không so sánh khả năng ăn của bé với các bé khác.
Ăn dặm kiểu Nhật
Bé ăn vui vẻ theo nhu cầu

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Bé 5-6 tháng

Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Thức ăn cho bé được nấu ở dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước). Cháo nấu kỹ rồi rây mịn cho bé ăn.

Trong giai đoạn này, mẹ nên cho bé làm quen với các món như khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu phụ non, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo… Nhớ dùng rây để làm nhuyễn thức ăn, tránh dùng máy xay. Theo cách này, các nguyên liệu sẽ được tách ra để bé có thể nếm được hương vị ban đầu của từng loại thức ăn riêng biệt.  Mẹ có thể tăng dần độ đặc từ thật loãng đến loãng và sánh dần để tập cho bé phản xạ nhai và nuốt.

  • Giai đoạn 2: Cho bé 6-7 tháng

Bước sang giai đoạn 2, bé bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Thức ăn của bé nên được ninh nhừ và nghiền nhuyễn. Ở giai đoạn này, bé có thể ăn cháo với tỷ lệ phù hợp hơn (1: 7). Sau khi nấu xong, mẹ vẫn nên dùng rây lọc để làm nhuyễn.

Ở giai đoạn này, ngoài các món ăn như ở giai đoạn trước, mẹ có thể thêm trứng gà, thịt, cá diêu ​​hồng, dưa leo, nấm rơm… Một lần nữa, mẹ đừng quên quan sát và điều chỉnh độ đặc của thức ăn cho phù hợp với bé.

Ăn dặm kiểu Nhật
Ở giai đoạn 2, bé có thể ăn cháo với tỷ lệ phù hợp hơn (1: 7)
  • Giai đoạn 3: Bé 9-11 tháng

Giai đoạn này, bé có thể nhai trệu trạo. Vì vậy mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn để bé có thể nhai bằng nướu. Có thể cho trẻ ăn cháo với tỷ lệ 1: 5 (1 gạo và 5 nước). Mẹ cũng có thể cho bé ăn cháo nấu chín từ các loại ngũ cốc nếu khả năng nhai của bé đủ tốt. 

Ở giai đoạn này, ngoài thức ăn như các giai đoạn trước, mẹ có thể bổ sung thêm tôm, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, bún, miến, hoặc giá đỗ cho bé.

  • Giai đoạn 4: Bé 1 tuổi

Giai đoạn này bé đã mọc thêm răng nên có thể nhai thức ăn hiệu quả hơn. Thức ăn cho bé được nấu chín mềm. Sau 3 giai đoạn ăn dặm trên, từ 1 tuổi trở đi, bé có thể ăn thêm mực, cua, hầu hết các loại rau củ rồi chuyển dần sang cơm nát.

Giờ thì mẹ đã nắm được những nét khái quát nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi em bé là một cá thể riêng biệt, bé có thể phù hợp với một phương pháp ăn dặm ở một khía cạnh nào đó. Thêm vào đó, nếu chỉ tập trung vào ăn dặm mà thôi, mẹ sẽ không thế giải quyết được vấn đề “Ăn: của con một cách toàn diện.

Bởi vì lịch sinh hoạt ăn sữa – ăn dặm – ngủ liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau. Mẹ cần quan sát, cảm nhận và điều chỉnh để tìm ra cách thức phù hợp nhất cho bé. 


Nguồn: Babything

HiChiu
Logo