Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng

Bện cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống và bé chỉ huy (ăn dặm kiểu BLW), ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được nhiều mẹ tin tưởng bởi tính khoa học và những lợi ích cho quá trình phát triển của bé.

Ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 3 giai đoạn chính theo tháng tuổi của bé. Mỗi giai đoạn lại có những nguyên liệu, cách chế biến khác nhau và vì thế thực đơn cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Thông thường, trẻ bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, tuy nhiên với những bé có tốc độ phát triển nhanh hơn, bé có thể ăn dặm sớm từ 5 tháng tuổi. Mời mẹ tìm hiểu về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 5-6 tháng nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được nhiều mẹ tin tưởng bởi tính khoa học và những lợi ích cho quá trình phát triển của bé.

Ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được nhiều mẹ tin tưởng bởi tính khoa học và những lợi ích cho quá trình phát triển của bé.

Lựa chọn thực phẩm trong phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật

Dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính vì vậy ăn dặm ở thời điểm này không quá chú trọng về lượng. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 thìa tinh bột, sau đó bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa vitamin và khoáng chất để bé tập làm quen.

Nguyên liệu để chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn này được chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm tinh bột: thường là gạo nấu thành cháo loãng, khoai tây, bánh mì…
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ: Mẹ nên cho bé được làm quen với nhiều loại rau củ (cà rốt, bí đỏ, cà chua, súp lơ, rau cải bó xôi…) và hoa quả (chuối, táo, bơ…)

Mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi sạch và ưu tiên những loại thực phẩm đúng mùa và có sẵn tại địa phương.

Mẹ có thể cho bé bú một lượng sữa nhỏ để lót dạ trước khi ăn dặm, tránh việc bé vì quá đói và mệt nên từ chối thử nghiệm với đồ ăn.

Cách chế biến và bảo quản theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến đồ ăn cho con.

  • Đối với cháo gạo: mẹ nấu thành cháo loãng tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước) rồi tăng dần độ đặc đến tầm khoảng 1:7 tùy vào khả năng của bé
  • Đối với rau củ quả: mẹ cần rửa sạch và nấu chín mềm

Ở giai đoạn này, sau khi nấu, thức ăn luôn được nghiền nhuyễn, thêm nước và điều chỉnh độ đặc/loãng rồi lọc qua rây để có thành phẩm sánh mịn.

Thức ăn luôn được nghiền nhuyễn

Thức ăn luôn được nghiền nhuyễn

Bé mới bắt đầu tập làm quen với thức ăn dạng mới nên lượng ăn rất ít. Mỗi lần mẹ chế biến khá kỳ công và đồ đạc tương đối lỉnh kỉnh, vì thế mẹ có thể nấu một lần rồi chia nhỏ thức ăn vào các hộp nhỏ. Mỗi hộp đủ cho một phần ăn và được cấp đông. Khi cho bé ăn, mẹ chỉ cần rã đông một phần là xong.

Theo cách này, mẹ cần lên sẵn thực đơn cho khoảng 1-2 tuần để chuẩn bị. Mẹ cũng lưu ý vệ sinh tủ lạnh và các dụng cụ chế biến thường xuyên để các nguyên liệu luôn được bảo quản tốt nhé!

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Sau đây là thực đơn đầy đủ cho 4 tuần đầu ăn dặm mẹ có thể tham khảo. Mẹ cần quan sát con để có các điều chỉnh phù hợp.

Tuần 1

Tại thời điểm bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với dạng thức ăn mới không phải là sữa. Đây cũng là một kỹ năng hoàn toàn mới mẻ, do đó trẻ cần học cách há miệng, đón thức ăn, đảo lưỡi và tập nuốt. Bởi thế, mẹ nên bắt đầu với 2-3 thìa nhỏ và nông, với 1 bữa/ngày.

Ngoài ra, mẹ cần nhớ thử dị ứng với mỗi loại thức ăn mới. Mẹ có thể giới thiệu một loại thức ăn mới trong ba ngày liên tiếp để nhận biết được đâu là loại gây dị ứng cho bé.

6h10h14h18h
Thứ 2Ăn sữaCháo gạo tỷ lệ 1:10Ăn sữaĂn sữa
Thứ 3Cháo gạo tỷ lệ 1:10
Thứ 4Cháo gạo tỷ lệ 1:10
Thứ 5Súp khoai tây
Thứ 6Súp khoai tây
Thứ 7Súp khoai tây
Chủ nhậtSúp khoai lang

Tuần 2

Sang tuần thứ 2, mẹ có thể giới thiệu cho bé nhóm vitamin và khoáng chất. Trong phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật, nước dashi là một phần không thể thiếu vừa giúp bổ sung khoáng chất vừa tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn.

Lúc này, mẹ có thể sử dụng nước dashi rau củ pha loãng để chế biến món ăn cho bé.

6h10h14h18h
Thứ 2Ăn sữaSúp khoai lang

Cà rốt nghiền mịn

Ăn sữaĂn sữa
Thứ 3Súp khoai lang

Cà rốt nghiền mịn

Thứ 4Cháo gạo và cà rốt
Thứ 5Cháo rây

Rau cải bó xôi nghiền mịn

Thứ 6Súp khoai tây

Rau cải bó xôi nghiền mịn

Thứ 7Cháo rây

Rau cải bó xôi nghiền mịn

Chủ nhậtCháo rây

Bí đỏ nghiền

Bơ nghiền mịn

Tuần 3

Sang tuần thứ 3, nếu quan sát thấy bé hợp tác tốt và không có dấu hiệu bị ọe khi nuốt thức ăn, mẹ có thể tăng dần độ đặc của cháo từ 1:10 lên 1:9, 1:8. Đối với hoa quả cứng như tóa, lê mẹ nên hấp chín rồi mới nghiền mịn cho bé ăn.

Thức ăn cần được để riêng để bé nhận biết hương vị của từng loại

Thức ăn cần được để riêng để bé nhận biết hương vị của từng loại

Nhiều loại hoa quả có vị ngọt rất đậm vị như chuối, lê… mẹ có thể xen kẽ các loại quả có hương vị khác nhau trong tuần hoặc tăng dần vị ngọt để bé được cảm nhận các mức độ khác nhau của vị giác.

6h10h14h18h
Thứ 2Ăn sữaKhoai lang nghiền

Bơ nghiền mịn

Ăn sữaĂn sữa
Thứ 3Khoai tây nghiền

Táo hấp nghiền mịn

Thứ 4Cháo rây

Súp lơ xanh nghiền mịn

Thứ 5Khoai tây nghiền

Lê hấp nghiền mịn

Thứ 6Bí đỏ nghiền

Lê hấp nghiền mịn

Thứ 7Cháo rây

Chuối nghiền mịn

Chủ nhậtKhoai lang nghiền

Chuối nghiền mịn

Tuần 4

Bé đã có thời gian làm quen với việc ăn dặm mới mẻ. Mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu để bé cảm nhận được sự phối hợp của các hương vị khác nhau.

6h10h14h18h
Thứ 2Ăn sữaSúp khoai lang bí đỏ

Bơ nghiền

Ăn sữaĂn sữa
Thứ 3Cháo gạo và táo
Thứ 4Cháo bánh mì sữa bột

Táo hấp nghiền

Thứ 5Cháo gạo cà chua

Lê hấp nghiền

Thứ 6Súp khoai tây cà rốt

Dưa hấu nghiền

Thứ 7Cháo gạo bí đỏ

Chuối nghiền

Chủ nhậtCháo gạo súp lơ xanh

Bơ và chuối nghiền

Trên đây là thực đơn tham khảo cho tháng đầu tiên ăn dặm kiểu Nhật. Để giúp mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật bài bản, biết cách chế biến món ăn và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từng bữa

Tham khảo thêm các phương pháp ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé các nhóm tuổi từ 6 tháng:

HiChiu
Logo