Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Khi trẻ được 10 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên bên cạnh đó, trẻ đã tập ăn dặm được 3 hoặc 4 tháng, và ăn các thực phẩm bổ sung khác.
Đến giai đoạn này, khả năng nhai nuốt và hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn, mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn, đây là yếu tố quan trọng trong quá trình ăn dặm của bé, bởi nó vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp bé học hỏi và hoàn thiện kỹ năng nhai và không bị chán ăn.
Nếu mẹ chưa rõ bé 10 tháng ăn được những gì, lên lịch ăn dặm cho bé 10 tháng như thế nào? Mẹ hãy tham khảo thực đơn chi tiết cho bé ăn dặm tháng thứ 10 từ Hichiu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi

Mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn, giúp bé hoàn thiện kỹ năng nhai
Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ 10 tháng tuổi. Lượng thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho bé trong một ngày:
- Sữa: 500-800ml *
- Nhóm tinh bột :20-30g *
- Nhóm đạm (Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thủy sản…): 20-30g *
- Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ :
- Rau củ các loại: 20g;
- Quả chín: 50-100g *
- Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6-10ml *
2. Bé 10 tháng ăn được những gì?
Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, mẹ có thể thử giới thiệu một số thực phẩm giàu đạm và canxi hơn như cua đồng, tôm biển. Đối với bé có cơ địa dị ứng, mẹ nên thận trọng hơn bằng cách thử với lượng nhỏ hoặc giới thiệu muộn hơn cho bé.
Mẹ cần chú ý tăng dần độ thô của cháo của để hỗ trợ bé phát triển kỹ năng. Đồng thời, mẹ có thể thêm nui, bún, phở, mì bánh đa vào nhóm tinh bột để đa dạng món ăn cho bé.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự bốc hoặc xúc đồ ăn. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc con bạn làm rơi đồ ăn ra nhà, việc bốc hoặc tự xúc ăn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng phối hợp tay và miệng cho trẻ.
3. Cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 10 tháng
Sau đây là cách chế biến thực phẩm cho bé 10 tháng tuổi dựa trên hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
- Sơ chế thực phẩm: Mẹ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi sạch và ưu tiên những loại rau củ quả đúng mùa và có sẵn tại địa phương. Trước khi nấu, mẹ sơ chế và rửa kỹ bằng nước sạch
- Các bước nấu cháo
- Bước 1: Mẹ có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng để ăn trong ngày và lưu ý bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi bữa, mẹ múc ra một lượng cháo cần thiết và thêm nước vừa đủ.
- Bước 2: Mẹ băm nhỏ thịt/cá rồi xào riêng cho thơm, hoặc cắt thịt/cá thành lát mỏng rồi hấp chín. Rau củ được cắt nhỏ để riêng,
- Bước 3: Khi cháo gần chín, mẹ cho rau củ vào nấu cho chín vừa.
- Bước 4: Cuối cùng mẹ cho một ít dầu ăn vào khuấy đều và trộn cùng thịt/cá đã nấu chín. Ở giai đoạn này, mẹ khuyến khích bé ăn riêng thức ăn như cho bé ăn thịt cá riêng rồi mới ăn cháo.
Đối với các món nui, bún , phở… mẹ nhớ chần kỹ, sau khi nấu thì cắt thật nhỏ cho bé ăn.
Đối với các món từ trái cây, mẹ ưu tiên dầm nhỏ, hoặc xay sinh tố lợn cợn để khuyến khích bé tập nhai.
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Sau đây là thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho bé để mẹ tham khảo. Mẹ cần quan sát con để có các điều chỉnh phù hợp.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – Tuần 1
Cua đồng có chứa hàm lượng canxi, phốt phát cao hỗ trợ tốt cho sự phát triển hệ xương của bé. Cua đồng có mùi tanh đặc trưng, mẹ nên kết hợp với các loại rau củ phù hợp như cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi.
6h | 10h | 14h | 14h30 | 18h | 18h30 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Ăn sữa | Cháo gạo, cua đồng, mồng tơi | Ăn sữa | Bơ nghiền | Cháo gạo, đậu hũ non, trứng gà | Ăn sữa |
Thứ 3 | Cháo gạo, cua đồng, rau ngót | Chuối dầm sữa chua | Cháo yến mạch, súp lơ xanh, sữa | |||
Thứ 4 | Cháo gạo, cua đồng, mướp | Vú sữa dầm | Cháo gạo, thịt lợn, cải bó xôi | |||
Thứ 5 | Cháo gạo, thịt gà, nấm hương, hạt sen | Lê hấp nghiền | Cháo yến mạch, bí đỏ, sữa | |||
Thứ 6 | Cháo gạo, thịt bò, khoai lang | Đu đủ nghiền | Phở gà | |||
Thứ 7 | Cháo gạo, chim bồ câu, đậu xanh | Táo hấp nghiền | Cháo yến mạch, thịt lợn, chùm ngây | |||
Chủ nhật | Cháo gạo cá quả, su su | Xoài trộn sữa chua | Súp gà, ngô, nấm |
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – Tuần 2
Mẹ tiếp tục giới thiệu tôm biển vào thực đơn cho bé. Tôm biển là thực phẩm giàu đạm, canxi và DHA giúp bé phát triển hệ xương, thị lực và trí não rất tốt.
6h | 10h | 14h | 14h30 | 18h | 18h30 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Ăn sữa | Cháo gạo, tôm biển,rau ngót | Ăn sữa | Kiwi nghiền
| Súp khoai tây, cà rốt, sữa
| Ăn sữa |
Thứ 3 | Cháo gạo, tôm biển, bí đỏ | Bơ nghiền | Cháo gạo, đậu hũ non, ngô, cà rốt | |||
Thứ 4 | Cháo gạo, tôm biển, cà rốt | Sinh tố táo và chuối | Súp khoai tây, phô mai | |||
Thứ 5 | Cháo gạo, gan gà, mướp | Táo trộn sữa chua xay | Cháo gạo, thịt lợn, cải bó xôi | |||
Thứ 6 | Cháo gạo, thịt bò, cà chua | Hồng xiêm dầm | Cháo yến mạch, súp lơ xanh, sữa | |||
Thứ 7 | Cháo gạo, chim bồ câu, rau ngót | Nho nghiền | Súp khoai lang, đậu đen | |||
Chủ nhật | Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ | Xoài dầm sữa chua | Nui thịt bò sốt cà chua |
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – Tuần 3
Bé 10 tháng tuổi đã có sự hình thành nhất định về sở thích ăn uống. Mẹ có thể thêm các loại rau gia vị như cần tây, hành lá, rau răm với số lượng nhỏ để bé được trải nghiệm sự kết hợp khác nhau của các hương vị.
6h | 10h | 14h | 14h30 | 18h | 18h30 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Ăn sữa | Cháo gạo, thịt bò, cần tây | Ăn sữa | Táo hấp nghiền | Cháo yến mạch, đậu đỏ, sữa | Ăn sữa |
Thứ 3 | Cháo gạo, trai, hành phi | Dưa bở xay | Cháo thịt lợn, chùm ngây | |||
Thứ 4 | Phở gà | Bơ và chuối nghiền | Cháo cá hồi, cải bó xôi | |||
Thứ 5 | Cháo gạo, lươn, rau răm (số lượng nhỏ) | Đu đủ nghiền | Cháo gạo, trứng gà, cà rốt | |||
Thứ 6 | Cháo gạo, thịt lợn, đậu hũ non, cà chua | Xoài dầm sữa chua | Cháo gạo, thịt bò, mồng tơi | |||
Thứ 7 | Mì bánh đa nấu thịt gà, bí xanh | Vú sữa dầm | Cháo gạo, thịt lợn, rau ngót | |||
Chủ nhật | Cháo gạo, tôm đồng, cải bó xôi | Dưa hấu xay | Phở bò, hành tây |
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – Tuần 4
6h | 10h | 14h | 14h30 | 18h | 18h30 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Ăn sữa | Mì bánh đa nấu thịt lợn băm, hành lá | Ăn sữa | Kiwi nghiền | Cháo gạo, gan gà, mướp | Ăn sữa |
Thứ 3 | Cháo gạo, tôm, chùm ngây | Lê hấp nghiền | Cháo yến mạch, thịt lợn, bí đỏ | |||
Thứ 4 | Cháo gạo, trai, đậu xanh | Bơ trộn chuối nghiền | Cháo gạo, thịt lơn, cải bó xôi | |||
Thứ 5 | Cháo gạo, thịt bò, khoai tây, cà rốt | Lê trộn sữa chua xay | Phở gà, hành tây | |||
Thứ 6 | Cháo gạo, lươn, rau ngót | Hồng xiêm dầm | Cháo gạo, thịt lợn, mồng tơi | |||
Thứ 7 | Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ | Đu đủ nghiền | Cháo gạo, đậu hũ non, trứng | |||
Chủ nhật | Nui nấu thịt bò, súp lơ xanh, nấm | Sinh tố xoài | Súp khoai lang, phô mai |
5. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Trên đây là thực đơn ăn dặm tham khảo từng tuần cho bé 10 tháng. Giúp mẹ cho bé ăn dặm bài bản, không còn lo lắng, suy nghĩ về việc lựa chọn món ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Thực đơn có tham khảo hướng dẫn ăn dặm cho trẻ em của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tuy nhiên các mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh để phù hợp với sở thích, vóc dáng và cân nặng bé nhà mình nhé.
Tham khảo thêm các phương pháp ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé các nhóm tuổi từ 6 tháng:
- Tổng quan về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
- Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
- Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
- 5 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách mẹ đã biết?
- Mách mẹ cách giúp trẻ hết biếng ăn giai đoạn 6 tháng tuổi
Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia