Lịch trình bé ăn sữa, ăn dặm: Sơ lược về quá trình ăn uống của bé dưới 1 tuổi
Ăn, chơi, ngủ, ị, lặp đi lặp lại là lịch trình ngày qua ngày của em bé trong năm đầu tiên. Cha mẹ của bé thì quay cuồng trong cuộc sống mới, với thành viên nhí trong nhà, luôn luôn lo lắng bé ăn chưa, ngủ chưa, ăn gì, uống gì?
Bên cạnh đó, khi bé dần lớn lên sẽ có nhiều hoạt động, nhiều thứ mới hơn bé phải tập để thích nghi với cuộc sống xung quanh. Bé đã 5 tháng, 6 tháng, bé ăn sữa có no không, sao bé hay khóc đói? Khi nào bé có thể bắt đầu ăn dặm? Sau đây, Hichiu xin chia sẻ với ba mẹ sơ lược về quá trình ăn uống của bé dưới 1 tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Lịch trình và khối lượng cho bé ăn theo độ tuổi

Lịch cho bé ăn sữa trong một ngày – Nguồn: Solidstarts
Vào ngày đầu tiên của cuộc đời, dạ dày của bé có kích thước bằng một viên bi và chỉ có thể chứa 5 đến 10ml. Khi bé lớn hơn, dạ dày của bé sẽ căng ra và lớn dần lên.
Nếu bé bú mẹ trực tiếp, sẽ rất khó để biết bé đã ăn được bao nhiêu, tất cả chỉ có thể xác định qua trạng thái của con cũng như sự tinh ý của mẹ.. Nhưng nếu bạn cho trẻ bú bình thì việc xác định được chính xác khối lượng ăn cho bé đơn giản hơn nhiều.
Dưới đây là lịch trình và khối lượng ăn cho bé tham khảo từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).
Tuổi | Khối lượng mỗi lần ăn | Món ăn |
---|---|---|
Dưới 2 tuần tuổi | 15ml ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo từ 30 đến 90ml | Không ăn thức ăn rắn |
2 tuần đến 2 tháng tuổi | 60 đến 120ml | Không ăn thức ăn rắn |
2 đến 4 tháng | 120 đến 180ml | Không ăn thức ăn rắn |
4 đến 6 tháng | 120 đến 320ml | Có thể cho bé tập ăn dặm, nếu bé có thể ngẩng cao đầu và cân nặng tối thiểu 7kg. Nhưng bạn tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn đặc. |
6 đến 12 tháng | 320ml | Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ, bé bắt buộc phải tập và ăn dặm. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung, trẻ sẽ chậm lớn, ngừng phát triển, bị còi xương, thiếu máu,… |
Bé nên ăn bao nhiêu lần trong ngày?
Mỗi em bé là duy nhất, do đó khối lượng ăn và số lần ăn của mỗi bé cũng khác nhau, không có quy chuẩn cho vấn đề này. Nhưng có một thực tế đã được chứng minh, bé bú sữa mẹ thường ăn nhiều hơn trẻ ăn sữa công thức vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và thải ra khỏi dạ dày nhanh hơn rất nhiều so với sữa công thức.
Trẻ bú mẹ, ăn sữa mẹ
Theo La Leche League International, bạn nên bắt đầu cho con bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh và cung cấp khoảng 8 đến 12 cữ bú hàng ngày trong vài tuần đầu tiên sau sinh.
Quan trọng là không để trẻ cách 4 giờ mà không cho bú. Bạn có phải đánh thức bé nếu cần thiết, và phải duy trì cho đến khi trẻ bú mẹ tốt, tăng cân một cách thích hợp và nhiều ngày tuổi hơn.
Khi bé lớn lên và nguồn sữa của bạn tăng lên, bé sẽ có thể bú nhiều sữa hơn trong một lần bú. Đây là thời điểm bạn có thể bắt đầu lên lịch trình cho một chế độ ăn phù hợp với bé.
- 1 đến 3 tháng tuổi: Bé sẽ bú từ 7 đến 9 lần trong 24 giờ.
- Trên 3 tháng tuổi: Các lần cho ăn từ 6 đến 8 lần trong 24 giờ.
- Từ 6 tháng tuổi: Em bé của bạn sẽ bú khoảng 6 lần một ngày.
- Sau 12 tháng tuổi: Việc bú có thể giảm xuống khoảng 4 lần một ngày. Việc cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu dinh dưỡng bổ sung của trẻ.
Tất cả các mô hình hay chế độ ăn dặm chỉ là tham khảo, các bé khác nhau có nhịp độ và sở thích khác nhau, cùng với các yếu tố khác ảnh hưởng đến tần suất bú, cũng như thời gian tập ăn dặm khác nhau. Mẹ chính là người tinh tế nhất để nhận ra những thay đổi nhỏ nhất để bám theo sự phát triển của bé, để lựa chọn cho bé chế độ ăn hợp lý nhất.
Trẻ ăn sữa công thức

Mỗi em bé là duy nhất, do đó khối lượng ăn và số lần ăn của mỗi bé cũng khác nhau, không có quy chuẩn cho vấn đề này.
Giống như trẻ ăn sữa mẹ, trẻ sơ sinh bú bình và ăn sữa công thức cũng nên ăn theo nhu cầu. Trung bình, khoảng 2 đến 3 giờ một lần. Một lịch trình cho bé ăn sữa thông thường có thể tham khảo như sau:
- Sơ sinh: cứ 2 đến 3 giờ một lần
- Sau 2 tháng: cứ 3 đến 4 giờ một lần
- Từ 4 đến 6 tháng: cứ 4 đến 5 giờ một lần
- Trên 6 tháng: cứ 4 đến 5 giờ một lần
Dùng cho cả trẻ bú mẹ và bú bình
Không cho trẻ dưới một tuổi uống chất lỏng khác ngoài sữa công thức hoặc sữa mẹ. Kể cả nước trái cây và sữa bò tươi. Chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp và có thể gây hại cho dạ dày của bé. Bé có thể uống nước khi 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể dùng cốc tập uống cho bé tập dần.
Không thêm bất kì loại thực phẩm nào vào sữa.
- Nguy cơ nghẹn, nghẹt thở.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành để xử lý và tiêu hóa bất kì loại thực phẩm nào cho đến khi trẻ được khoảng 4 đến 6 tháng tuổi.
- Có thể cho bé ăn quá nhiều, hơn mức cần thiết sẽ làm bé béo phì.
Đừng cho bé uống bất kỳ loại mật ong nào cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi, các kinh nghiệm dân gian từ thời khoa học còn chưa phát triển, có thể làm bé nguy hiểm. Mật ong có thể gây nguy hiểm cho em bé, đôi khi gây ra chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Mẹ phải theo dõi để đánh giá đúng khả năng tiêu thụ của con, không nên tuân theo hay kì vọng vào bất kì lời khuyên hay công thức nào. Ở độ tuổi này, bé mới làm người làm chủ lượng thức ăn bé nhận vào. Trẻ sinh non sẽ có những chế độ ăn và chăm sóc phù hợp hơn với thể trạng của bé. Nếu bé bị trào ngược dạ dày hoặc chậm phát triển, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng, để nhận được chẩn đoán và tư vấn phù hợp về lịch trình cho ăn phù hợp và lượng trẻ nên ăn.
Cách lên lịch ăn cho trẻ sơ sinh
Lịch ăn cho bé là điểm tựa mà mẹ có thể tin tưởng để xây dựng. The dõi chặt chẽ khả năng ăn của bé con, số lần và khối lượng ăn từ ngày đầu tiên, dần dần bé sẽ ăn nhiều hơn, ăn lâu hơn, chuyển biến lớn nhất sẽ đến khi bé từ 2 tháng tuổi trở lên.
Hãy tập trung vào việc tìm hiểu các dấu hiệu đói của bé, chẳng hạn như:
- Tìm kiếm núm vú.
- Cho tay vào miệng
- Sờ hoặc liếm môi
- Quấy khóc càng tăng khi đói (đừng đợi đến khi con bạn quá đói mới cho bé ăn)
- Khi con bạn được vài tháng tuổi, bạn có thể đưa ra lịch trình ngủ / cho ăn phù hợp với bạn và bé.
Ví dụ, giả sử con bạn 4 tháng tuổi, sau 5 giờ bé sẽ bú một cữ. Nếu bạn cho trẻ bú lúc 9 giờ tối, bé sẽ thức dậy vào khoảng 2 giờ sáng. Nhưng nếu bạn đánh thức và cho trẻ ăn lúc 11 giờ đêm, ngay trước khi bạn đi ngủ,có thể đến 4 giờ sáng bé đã dậy, trong giờ đêm có thể bé sẽ dậy giữa đêm khá nhiều.
Nếu bé ăn theo lịch vẫn đói thì sao?
Nói chung, nếu ăn xong mà con bạn có vẻ đói, hãy cho bé ăn thêm. Theo tự nhiên em bé của bạn sẽ ăn thường xuyên hơn và nhiều hơn sau các đợt tăng trưởng, thường xảy ra vào khoảng 3 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi.
Một số trẻ cũng sẽ “bú theo cụm”, nghĩa là chúng sẽ bú thường xuyên hơn trong một số khoảng thời gian nhất định và ít hơn ở những thời gian khác. Ví dụ, bé của bạn có thể tập trung bú vào lúc chiều muộn và buổi tối, sau đó ngủ lâu hơn vào ban đêm. Điều này thường gặp ở trẻ bú mẹ hơn trẻ bú bình.
Nếu bạn lo lắng về việc cho bé ăn quá nhiều? Nếu trẻ bú mẹ hoàn hoàn thì mẹ yên tâm, mẹ không thể cho bé ăn quá nhu cầu của bé, nhưng nếu trẻ bú bình, bạn có thể cho trẻ ăn quá mức. Theo dõi dấu hiệu đói của bé, nếu bé ăn chậm và từ chối thì không ép bé ăn, nếu bé tăng cân quá mức bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để cân bằng lại lượng ăn.
Giai đoạn ăn dặm
Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi tối thiểu từ 4 đến 6 tháng tuổi và có các đặc điểm như sau:
- Kiểm soát đầu tốt
- Có vẻ quan tâm đến những món bố mẹ ăn
- Với lấy thức ăn
- Nặng 7kg trở lên
Thực đơn ăn dặm hay phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé? Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), việc bạn cho trẻ ăn gì hay phương pháp ăn dặm gì, theo thứ tự nào không thực sự quan trọng.
Quy tắc duy nhất: Hãy cho bé tiếp cận một loại thức ăn trong vòng 3 đến 5 ngày trước khi đưa ra một loại thức ăn khác. Nếu bé có phản ứng dị ứng (phát ban, tiêu chảy, nôn mửa là những dấu hiệu đầu tiên thường gặp), bạn sẽ biết thực phẩm nào gây ra phản ứng này.
Tham khảo thêm các bài viết khác của Hichiu về chủ đề bé ăn dặm, thực đơn ăn dặm, món ăn dặm, thực phẩm ăn dặm, phương pháp ăn dặm:
- Ăn dặm 01: Bắt đầu cho bé ăn dặm
- Ăn dặm 02: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là gì? Những điều cần biết về ăn dặm tự chỉ huy
- Món ăn dặm: Bé ăn dặm có ăn được cá ngừ không?
- Món ăn dặm: Trẻ ăn dặm có ăn nấm được không?
- Món ăn dặm: Trẻ ăn dặm có nên ăn cam hay không? Những điều cần biết khi cho bé ăn cam
Khi bé nhiều tuổi hơn từ 8 đến 10 tháng tuổi, hãy chuyển dạng thức ăn cho bé, từ xay nhuyễn sang những thức ăn có nhiều kết cấu hơn (ví dụ: chuối nghiền, trứng bác hoặc mì ống đã được nấu chín kỹ, cắt nhỏ).
Trong gia đoạn bé ăn dặm, gần như tuyệt đối không cho bé ăn đường và muối. Ngoài ra, trong giai đoạn này, không cho bé ăn bất cứ thứ gì có thể gây nghẹn là ngạt, tắc đường thở, bao gồm:
- Thực phẩm cứng, chẳng hạn như bỏng ngô hoặc các loại hạt
- Trái cây tươi, cứng, như táo; nấu cho mềm hoặc chặt thành những miếng rất nhỏ
- Thịt nào chưa được nấu chín kỹ (bao gồm cả xúc xích)
- Viên pho mát
- Bơ đậu phộng (người châu Âu thường bị dị ứng lạc)
Khi em bé 12 tháng tuổi, bé nên được tiếp cận và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và hấp thụ khoảng 120gr trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn ăn dặm này phải tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, đây vẫn đang là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính cho bé. Khi được 8 tháng, trẻ sơ sinh uống khoảng 800ml sữa một ngày.
Các mối quan tâm khác

Trẻ bú bình – bất kể sữa mẹ hay sữa công thức – tăng cân nhiều hơn trong năm đầu tiên so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Trẻ sơ sinh không phát triển đồng nhất như nhau, một số sẽ bé dễ tăng cân, trong khi những bé còn lại chậm tăng cân, có bé cao, có bé thấp. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ bao gồm:
- Bị dị tật bẩm sinh như sứt môi hoặc hở hàm ếch, gây khó khăn cho việc nuôi con
- Không dung nạp protein sữa
- Sinh non
- Chênh lệch giữa bé bú bình so với bú mẹ
Một nghiên cứu năm 2012 ở trên 1.800 trẻ sơ sinh cho thấy trẻ bú bình – bất kể sữa mẹ hay sữa công thức – tăng cân nhiều hơn trong năm đầu tiên so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Đi khám bác sĩ dinh dưỡng để nhận tư vấn cho về mức cân nặng hợp lý cho bé.
Tham khảo: Hiểu về biểu đồ tăng trưởng, để lưu lại quá trình phát triển của bé
Cho trẻ ăn như thế nào, khi nào và ăn bao nhiêu chắc chắn là những lo lắng hàng đầu của mọi bậc cha mẹ – nhưng có một tin tốt là: Hầu hết trẻ sơ sinh đều đánh giá khá tốt về thời điểm chúng đói và khi nào chúng no – và bé sẽ tỏ thái độ và hành động cho bạn biết điều đó. Hãy tin tưởng bé, và linh hoạt theo ý muốn của bé.
Bạn chỉ cần cho bé ăn đúng thời điểm, đúng loại thức ăn và chú ý đến những vấn đề khác như tiêu hóa, tăng trưởng ở bé. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hay không yên tâm về tốc độ tăng trưởng cũng như cân nặng của bé, nên cho bé đi khám dinh dưỡng để nhận được các lời khuyên phù hợp nhất, tránh hành động theo cảm tính.
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.
- Amount and schedule of formula feedings. (2018).
healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Amount-and-Schedule-of-Formula-Feedings.aspx - Cluster feeding and growth spurts. (n.d.).
wicbreastfeeding.fns.usda.gov/cluster-feeding-and-growth-spurts - Feeding frequency. (n.d.).
llli.org/breastfeeding-info/frequency-feeding-frequently-asked-questions-faqs - Feeding guide for the first year. (n.d.).
stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=feeding-guide-for-the-first-year-90-P02209 - Feeding tips for your baby. (2016).
my.clevelandclinic.org/health/articles/12261-feeding-tips-for-your-baby - Jain S. (2018) How much and how often should your baby eat?
healthychildren.org/english/ages-stages/baby/feeding-nutrition/pages/how-often-and-how-much-should-your-baby-eat.aspx - Li Ruowei, et al. (2012). Risk of bottle-feeding for rapid weight gain during the first year of life. DOI:
10.1001/archpediatrics.2011.1665 - Mayo Clinic. (2019). Solid foods: How to get your baby started.
mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20046200 - Signs your child is hungry or full. (2018).
cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/mealtime/signs-your-child-is-hungry-or-full.html - Starting solid foods. (2018).
healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx - Thursday tip: Newborns have small stomachs! (2015).
lllc.ca/thursday-tip-newborns-have-small-stomachs