Những điều cần biết về điều trị trầm cảm trước và sau sinh

Trầm cảm trước và sau sinh ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, tuy nhiên, mẹ yên tâm đây là bệnh có thể chữa được và các chuyên gia đã có nhiều phương pháp và lời khuyên để chủ động điều trị.

Trong khi phần lớn các bà mẹ sau sinh đều trải qua một số mức độ của bệnh trầm cảm – nguyên nhân khiến mẹ thay đổi tâm trạng nhẹ có thể do thay đổi nội tiết tố sau khi sinh – đa số các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần nhưng sẽ có khoảng 15% mẹ sẽ bị diễn biến nặng hơn chuyển thành trầm cảm sau sinh.

Mặc dù các triệu chứng của trầm cảm sau sinh thay đổi theo từng trường hợp, nhưng các triệu chứng phổ biến bao gồm cảm giác vô dụng cùng với cực kỳ buồn bã, đau khổ và cáu kỉnh. Trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí kéo dài nhiều tháng hay theo năm nếu không được điều trị.

Trầm cảm khi mang thai bao gồm cả trầm cảm trước khi sinh và sau khi sinh.

Những điều cần biết về điều trị trầm cảm trước và sau sinh

Những điều cần biết về điều trị trầm cảm trước và sau sinh

Hầu hết phụ nữ bị trầm cảm trước và sau sinh không được chẩn đoán hoặc điều trị đúng cách, điều này gây ra một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng.

Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp chia sẻ cá nhân có hiệu quả nhất

Để xác định lựa chọn điều trị nào hiệu quả nhất, theo 50 nghiên cứu đã có về trầm cảm sau sinh, hiệu quả của các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh (hoạt động thể chất, giáo dục, chế độ ăn uống, thuốc và tư vấn) sẽ có kết quả khác nhau.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp giao tiếp cá nhân có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa trầm cảm trước và sau sinh. Trên thực tế, cả hai hình thức tư vấn đều giảm khoảng 39% nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm trạng.

Liệu pháp chia sẻ cá nhân được thiết kế để giúp xác định các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ.

Liệu pháp chia sẻ cá nhân được thiết kế để giúp xác định các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ.

Liệu pháp chia sẻ cá nhân được thực hiện trong quá trình mang thai và được thiết kế để giúp xác định các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ. Chuyên gia tư vấn làm việc với bệnh nhân để tăng cường sự tự tin của người mẹ, giúp quá trình chuyển sang làm cha mẹ diễn ra suôn sẻ và giảm bớt bất kỳ căng thẳng nào xuất hiện.

“Cùng nhau phát triển một kế hoạch về cách đối phó với xung đột tiềm ẩn liên quan đến khối lượng công việc ở nhà và nơi làm việc, chế độ ngủ, ai sẽ làm gì khi em bé được sinh ra và các vấn đề sau sinh như cho con bú”, Tiến sĩ Samuel Malloy.

Mặt khác, liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một hình thức trị liệu tâm lý tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ, niềm tin và hành vi của cá nhân. Theo Malloy, một nhà trị liệu CBT, giúp người mẹ xác định bất kỳ kiểu suy nghĩ có hại nào, sau đó phát triển các chiến lược đối phó để chống lại các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Phương pháp điều trị nên được cá nhân hóa cho từng mẹ

Nhiều chuyên gia y tế tin rằng điều trị trầm cảm trước và sau sinh hiệu quả nhất khi có một kế hoạch điều trị riêng cho từng cá nhân. Mỗi mẹ nên gặp trực tiếp bác sĩ để tạo ra một phương pháp điều trị phù hợp với các triệu chứng cụ thể của từng người.

Điều trị trầm cảm trước và sau sinh hiệu quả nhất khi có một kế hoạch điều trị riêng cho từng cá nhân

Điều trị trầm cảm trước và sau sinh hiệu quả nhất khi có một kế hoạch điều trị riêng cho từng cá nhân

Thông thường, liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị đầu tiên cho phụ nữ bị trầm cảm trước và sau sinh từ nhẹ đến trung bình, nhưng thường được bổ sung bằng các lựa chọn điều trị khác và hỗ trợ thay đổi lối sống.

Tiến sĩ Elizabeth LaRusso, bác sĩ tâm thần chuyên về sức khỏe tâm thần của phụ nữ tại Allina Health ở Minneapolis cho biết: “Những phụ nữ bị trầm cảm từ trung bình đến nặng thường cần kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm.”

Các chuyên gia đang nghiên cứu để có thể phát hiện sớm người có nguy cơ cao mắc trầm cảm trước và sau sinh

Mặc dù thực tế rằng trầm cảm trước và sau sinh là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, các bác sĩ vẫn chưa xác định được một công cụ sàng lọc tiêu chuẩn để xác định chính xác xem ai có nguy cơ bị trầm cảm trước hay sau sinh hay không. Do đó, nhiều người mắc chứng rối loạn này không được điều trị.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có tiền sử trầm cảm hoặc các triệu chứng trầm cảm, tiền sử gia đình bị trầm cảm hoặc các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài – như thanh thiếu niên hoặc mang thai ngoài ý muốn, các vấn đề tài chính, lạm dụng chất kích thích hoặc thất nghiệp – có nguy cơ cao hơn.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định lý do tại sao một số phụ nữ lại dễ bị trầm cảm trước và sau sinh.

Biết được nguyên nhân và cách ngăn ngừa chứng trầm cảm không chỉ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của người mẹ mà còn của cả đứa trẻ. Suy nhược của người mẹ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của em bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và các vấn đề phát triển khác.

Phải làm gì nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng

Một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất gồm ngủ quên, khóc quá nhiều và cảm thấy choáng ngợp, tuyệt vọng hoặc bồn chồn. Tuy nhiên, các triệu chứng rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người.

Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng hoặc nghi ngờ mình có thể bị trầm cảm trước và sau sinh, bạn không nên cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ, thông cảm. Các chuyên gia muốn các bà mẹ tương lai nhớ rằng bị trầm cảm không có nghĩa là bạn là một người mẹ tồi. Tất cả phụ nữ đều dễ bị trầm cảm trước hay sau sinh và điều quan trọng cần nhớ là bạn không đơn độc.

“Nếu bạn đang mang thai hoặc mới làm mẹ và có nhiều ngày tồi tệ, hãy liên hệ với bác sỹ, nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa. Hãy cho mọi người biết bạn đang gặp khó khăn!  Bệnh trầm cảm có thể điều trị được và khi được điều trị sớm, các triệu chứng bệnh sẽ giảm đi đáng kể.

Mặc dù trầm cảm trước và sau sinh là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, nhưng hầu hết phụ nữ mắc chứng này đều không được điều trị. Giờ đây, điều quan trọng nhất là phải có một cơ quan y tế dẫn đầu, phụ trách về việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ và liên lạc để sẵn sàng giúp các bà mẹ bất kì lúc nào.

Tham khảo thêm các bài viết của Hichiu về chủ đề Trầm cảm sau sinh (PPD), để cùng hiểu và đồng hành cùng cha mẹ vượt qua giai đoạn lần đầu làm cha mẹ hết sức khó khăn và mới mẻ này:

Nguồn tham khảo

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

HiChiu
Logo