Những điều cần biết về chứng lo âu sau sinh
Nội dung bài viết
Trầm cảm sau sinh mặc dù được nhiều mẹ quan tâm, nhưng trên thực tế chứng lo âu sau sinh phổ biến hơn, ảnh hưởng đến hơn 1/6 phụ nữ sau sinh. Nếu bạn cảm thấy hơi căng thẳng hoặc lo lắng khi chăm bé sơ sinh là điều bình thường.
Đôi khi, những cảm giác đó gây ra lo lắng, cản trở cuộc sống hàng ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Trầm cảm sau sinh (PPD) ảnh hưởng đến khoảng 1/7 phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng thường nặng hơn nhiều so với chứng lo âu đơn thuần. Mẹ có thể gặp phải những thay đổi cảm xúc mãnh liệt như khóc nhiều, xa lánh khỏi bạn bè và gia đình hoặc các hoạt động xã hội. Nếu diễn biến bệnh tiến triển nặng, bạn thậm chí có thể có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.

Bạn nên làm gì khi điều trị PPD?
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Khó gắn kết với em bé của bạn
- Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
- Cực kỳ thiếu năng lượng
- Phẫn nộ, cáu gắt
- Khó đưa ra quyết định
- Lo lắng, hoảng sợ
Với chứng lo âu sau sinh, bạn không cần quá lo lắng, các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần, mẹ sẽ trở lại với cảm xúc và cuộc suống thường ngay bình thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất mà có dấu hiệu tăng dần lên bạn nên đi khám bác sĩ. PPD có thể kéo dài nhiều tháng nếu bạn không được điều trị, gây khó khăn cho việc chăm sóc bản thân và em bé.
Vitamin hay thực phẩm chức năng có hỗ trợ điều trị PPD hay không?
PPD không phải là bệnh bạn có thể tự điều trị. Nếu bất kì khi nào bạn thấy tâm trạng không ổn định, cảm xúc thay đổi lẫn lộn và có những lo lắng về sức khỏe thì nên đi khám bác sĩ và tuân thủ phương pháp điều trị.

Nên bổ sung lại nguồn dự trữ omega-3 cho mẹ trước và sau sinh
Vitamin
Axit béo omega-3 đang được các nhà nghiên cứu nhận định có thể giúp điều trị PPD. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít omega-3 có liên quan đến việc phát triển bệnh trầm cảm. Trong quá trình bạn mang thai và sau sinh sẽ dùng rất nhiều omega-3 dự trữ của cơ thể, bạn nên bổ sung lại nguồn dự trữ omega-3 bằng thực phẩm chức năng và tăng cường ăn các loại thực phẩm như:
- Hạt lanh
- Hạt chia
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá dầu khác (cá ba sa,..)
Riboflavin, hoặc vitamin B-2, cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển PPD. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Affective Disorders, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vitamin B-2 cùng với folate, cobalamin và pyridoxine. Riboflavin là chất duy nhất được phát hiện có tác động tích cực đến chứng rối loạn tâm trạng. Các nhà nghiên cứu đề nghị nên bổ sung với chế độ ăn cân bằng để có hiệu quả tốt nhất.
Thực phẩm chức năng
Các loại thực phẩm chức năng hiện nay đều không có bằng chứng mang lại hiệu quả nào trong điều trị PPD. Do đó bạn không nên sử dụng bất kì loại thực phẩm chức năng nào để điều trị PPD, các loại thực phẩm này có thể không an toàn cho bạn cũng như bé trong khi bạn đang cho con bú.
Bạn nên làm gì khi điều trị PPD?

Thường xuyên nói chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm đã từng trải qua PPD
Một số thay đổi lối sống có thể làm giảm các triệu chứng của PPD để cuộc sống và cảm xúc nhẹ nhàng hơn:
Hãy chăm sóc cơ thể của bạn
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng trầm cảm đối với phụ nữ mắc chứng PPD. Đặc biệt, đi dạo với em bé trong xe đẩy là một cách dễ dàng nhất để hỗ trợ điều trị PPD. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Mental Health and Physical Activity, đi bộ được phát hiện là một cách hiệu quả để giảm bớt chứng trầm cảm.
Tranh thủ ngủ khi bạn có thời gian và chợp mắt ngắn để bù lại thời gian thức khuya.
Chọn dùng các thực phẩm lành mạnh, nên tránh rượu, bia, thuốc lá và các loại thuốc khác.
Dành thời gian cho bản thân
Khi bạn có em bé, bạn có thể dễ dàng quên rằng bạn cần có thời gian cho riêng mình. Tìm một khoảng thời gian rảnh phù hợp để ra ngoài, gặp gỡ bạn bè để thay đổi không khí và thay đổi tâm trạng.
Đặt mục tiêu thực tế
Không nhất thiết phải quá chỉn chu khi bạn có con nhỏ, nhà có thể bừa bộn một chút, có thể có những góc lộn xộn nhưng bạn có thể bỏ qua hay chia sẻ việc nhà với người thân, chia sẻ việc chăm sóc em bé với bố của bé.
Chia sẻ
Các ngày trôi qua quay cuồng cùng rất nhiều việc phải làm cho bé có thể khiến mẹ cảm thấy cô đơn và dần thấy bị cô lập. Một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí Canadian Journal of Psychiatry cho thấy nói về cảm xúc của bạn với người khác có thể giúp thay đổi tâm trạng của bạn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ mới sinh có mức độ trầm cảm thấp hơn sau khi thường xuyên nói chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm đã từng trải qua PPD. Những kết quả này kéo dài đến bốn tuần và sau đó tám tuần sau khi sinh.
Các liệu pháp tâm lý có tác dụng hay không?
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ mới sinh có mức độ trầm cảm thấp hơn sau khi thường xuyên nói chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm đã từng trải qua PPD.
Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình trong các hội nhóm để nhận được sự chia sẻ và đồng cảm của những mẹ đã từng trải qua, nhận được kinh nghiệm hay và tạo tâm lý tự tin để vượt qua PPD.
Chứng trầm cảm sau sinh thường được điều trị như thế nào?
Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị PPD. Tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ dành cho mình.
Nếu đang cho con bú, bạn có thể làm việc với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc. Các thuốc SSRIs, như sertraline (Zoloft) và paroxetine (Paxil), được coi là những lựa chọn an toàn nhất cho các bà mẹ đang cho con bú dù có tiết qua sữa mẹ.
Một số phương pháp có thể dùng estrogen. Sau khi sinh, nồng độ estrogen của mẹ sau sinh giảm nhanh chóng và có thể góp phần gây ra bệnh PPD. Bác sĩ có thể đề nghị đeo một miếng dán estrogen trên da để giúp tăng mức độ giảm của hormone này trong cơ thể bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị này an toàn nếu bạn cho con bú.
Vượt qua PPD
Khi được điều trị đúng phương pháp, PPD có thể biến mất trong vòng sáu tháng. Nếu bạn không được điều trị hoặc nếu bạn ngừng điều trị quá sớm, bệnh có thể tái phát hoặc chuyển thành trầm cảm mãn tính.
Nếu bạn được điều trị, phải kiên trì cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, làm chủ cuộc sống của mình, việc dừng lại hoặc ngắt quãng sẽ gây ra hậu quả nặng nề đến sức khỏe tâm thần của bản thân.
Tham khảo thêm các bài viết của Hichiu về chủ đề Trầm cảm sau sinh (PPD), để cùng hiểu và đồng hành cùng cha mẹ vượt qua giai đoạn lần đầu làm cha mẹ hết sức khó khăn và mới mẻ này:
- Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, có thể rút ngắn không?
- 7 cách đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
- Mọi điều bạn cần biết về trầm cảm sau sinh (PPD)
Nguồn tham khảo
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chúng tôi đảm bảo nội dung của mình là chính xác và cập nhật chính sách biên tập của chúng tôi.
- Freeman, M. P. (2009, January). Complementary
and alternative medicine for perinatal depression [Abstract]. Journal of Affective Disorders, 112(1-3),
1-10
jad-journal.com/article/S0165-0327(08)00274-7/abstract - Grosso, G., Galvano, F., Marventano, S., Malaguarnera,
M., Bucolo, C., Drago, F., & Caraci, F. (2014). Omega-3 fatty acids and
depression: Scientific evidence and biological mechanisms. Oxidative Medicine and Cellular Longevity. Retrieved from
hindawi.com/journals/omcl/2014/313570/ - Levant, B. (2011). N-3 (omega-3) fatty acids in
postpartum depression: Implications for prevention and treatment. Depression Research and Treatment.
Retrieved from
hindawi.com/journals/drt/2011/467349/ - Markowitz, J. C., & Weissman, M. M. (2004,
October). Interpersonal psychotherapy: Principles and applications. World Psychiatry, 3(3), 136-139.
Retrieved from
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1414693/ - Mayo Clinic Staff. (2014, November 14). Herbal
supplements: What to know before you buy
mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/herbal-supplements/art-20046714 - Mayo Clinic Staff. (2015, August 11). Postpartum
depression: Definition
mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/basics/definition/con-20029130 - Mayo Clinic Staff. (2015, August 11). Postpartum
depression: Lifestyle and home remedies
mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029130 - Miyake, Y., Sasaki, S., Tanaka, K., Yokoyama,
T., Ohya, Y., Fukushima, W., … Hirota, Y. (2006, November). Dietary folate and
vitamins B12, B6, and B2 intake and the risk
of postpartum depression in Japan. Journal
of Affective Disorders, 96(1-2), 133-138
jad-journal.com/article/S0165-0327(06)00256-4/abstract - Postpartum depression. (2016, March). Retrieved
from
marchofdimes.org/pregnancy/postpartum-depression.aspx - Strom, M., Mortensen,
E. L., Halldorsson, T. I., Thorsdottir, I., & Olsen, S. F. (2009, May 27).
Fish and long-chain n-3 polysaturated fatty acid intakes during pregnancy and
risk of postpartum depression: A prospective study based on a large national
birth cohort. The American Journal of
Clinical Nutrition, 90(1), 149-155