Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm sau sinh?
Nội dung bài viết
Sau những khoảnh khắc phấn khích và hạnh phúc vô bờ khi chào đón em bé đến với thế giới, mẹ lại bất ngờ chuyển sang tâm trạng lo âu, lo lắng khi chăm sóc em bé, lo lắng về giờ ăn, giờ ngủ, các biểu hiện quấy khóc của bé sẽ khiến mẹ căng thẳng thậm chí trở nên buồn bã, cáu gắt.
Đa số những cảm xúc tiêu cực trên sẽ tự nhiên biến mất khi mẹ thích nghi được với cuộc sống mới, với thành viên bé nhỏ cạnh mình, nhưng đôi khi các triệu chứng kéo dài dai dẳng, đây là dấu hiệu chứng trầm cảm sau sinh đang hình thành. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy cứ 8 người thì có 1 người gặp phải vấn đề này. Vậy nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh là gì?

Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm sau sinh?
Mặc dù các nghiên cứu không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh (PPD) trong mọi trường hợp, nhưng có thể nhận biết một vài yếu tố tác động hình thành nên bệnh này. Chúng ta có thể chia các yếu tố cấu thành, thành ba loại: sinh lý, tâm lý và liên quan đến em bé. Hãy cùng Hichiu xem xét từng yếu tố qua bài viết dưới đây mẹ nhé.
Nguyên nhân sinh lý của trầm cảm sau sinh
Nội tiết tố
Khi bạn đang mang thai, mức độ hormone sinh sản (như estrogen và progesterone) của bạn rất cao. Nhưng sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đột ngột giảm xuống. Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi đột ngột về mức độ hormone góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh.
Sự sụt giảm hormone sinh sản không phải là sự thay đổi hormone duy nhất xảy ra. Sau khi sinh, cơ thể bạn tăng cường sản xuất hormone lactogenic để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con bú. Ngoài ra, nồng độ hormone tuyến giáp có thể giảm mạnh. Sự sụt giảm này có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thiếu ngủ
Bạn đã tiêu tốn lượng lớn năng lượng để sinh con. Mặc dù điều cần thiết nhất sau sinh là ngủ để hồi phục cơ thể nhưng hầu như các mẹ đều không có được đầy đủ thời gian ngủ như yêu cầu. Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ từ 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, nhưng các giấc ngủ thường không liên tục, và trong khoảng thời gian bé ngủ mẹ vẫn còn phải lo cho bé ăn sữa cũng như các việc bận rộn khác.
Thay đổi cơ thể
Quá trình chuyển dạ và sinh nở ảnh hưởng đến cơ thể bạn và sẽ mất vài tuần (hoặc hơn) để lành lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn.
Nguyên nhân tâm lý của trầm cảm sau sinh
Căng thẳng
Tất nhiên bạn sẽ rất vui vì có em bé, một thiên thần bé nhỏ đã đến bên bạn. Nhưng đồng hành theo đó là trách nhiệm của bạn với bé ngày càng tăng, bạn lo lắng về giấc ngủ, về ăn uống cũng như thời gian chơi cùng bé. Chăm sóc một bé yêu không phải là vấn đề đơn giản với nhu cầu thay đổi gần như liên tục, khiến bạn không có thời gian rảnh, chưa kể còn phải dọn dẹp nhà cửa cũng như môi trường xung quanh. Tất cả các yếu tố trên sẽ dần tạp áp lực, làm mẹ trở nên căng thẳng, cáu gắt hơn.
Lo lắng
Bạn có thể cảm thấy quá tải với trách nhiệm chăm sóc người bạn bé nhỏ. Bạn có thể nghi ngờ cũng như có những suy nghĩ tiêu cực rằng mình đang chăm bé không đủ tốt hay làm sai điều gì đó.
Vậy, theo mẹ thế nào là cha mẹ tốt, cách để trở thành một bậc cha mẹ tốt là trở thành một bậc cha mẹ đủ tốt. Trẻ em cần cha mẹ làm cho chúng thất bại bằng những cách nhỏ bé, để bé có thể chịu đựng được để chúng có thể học cách đối phó và phát triển.
Thiếu hỗ trợ
Công việc để chăm em bé thực sự bận rộn, nếu bạn còn là cha mẹ đơn thân hoặc bạn thiếu gia đình và bạn bè bên cạnh để dựa vào, bạn sẽ thấy cuộc sống khó khăn gấp bội.
Nguyên nhân liên quan đến em bé của chứng trầm cảm sau sinh

Một số em bé có tính khí khó gần, nhạy cảm hơn với những thay đổi trong lịch sinh hoạt, ăn uống.
Cho ăn
Ngoài việc điều chỉnh lịch trình ngủ, sinh hoạt mới, việc thiết lập thói quen bú mẹ hoặc bú bình cho bé thành công có thể mất một khoảng thời gian. Bạn có thể rất áp lực khi chóng mặt đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của con mình.
Tính khí của bé
Tính cách có nghĩa là cách em bé của bạn phản ứng với thế giới. Một số trẻ sơ sinh dễ tính hơn những trẻ khác. Một số bé có tính khí khó gần, nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ nhất trong lịch sinh hoạt hay ăn uống. Điều này là bình thường nhưng với mẹ có bé nhạy cảm sẽ thấy cảm giác rất khó khăn khi cần làm hài lòng hay thiết lập các thói quen tốt cho bé.
Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau sinh
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị trầm cảm sau sinh (ngay cả cha của bé), nhưng chúng ta vẫn có thể xác định được những yếu tố nguy cơ nhất định.
Tiền sử trầm cảm
Một nghiên cứu trên 10.000 bà mẹ đã phát hiện ra rằng trong số những người được sàng lọc dương tính với chứng trầm cảm sau sinh, 26,5% đã nhận thấy các triệu chứng trầm cảm trước khi mang thai.
Các nhà nghiên cứu của đại học Johns Hopkins cũng xác định có khoảng 10 -18% các bà mẹ có khả năng bị trầm cảm sau sinh, thì có đến 30 đến 35% các bà mẹ bị mắc chứng rối loạn tâm trạng được chẩn đoán trước đó có khả năng bị trầm cảm sau sinh.
Áp lực xã hội
Việc sinh nở bao gồm nhiều thay đổi, và ngay cả những thay đổi tích cực cũng có thể gây ra một số căng thẳng nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với một tình huống căng thẳng như sau, bạn có thể đã tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh:
- Thu nhập thấp
- Thiếu hỗ trợ trong việc chăm sóc bé
- Vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
- Ly hôn hoặc ly thân
- Sinh dày
Gen
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Johns Hopkins cho thấy gen cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh PPD. (Lưu ý rằng nghiên cứu này nhỏ và bao gồm cả người đang mang thai và chuột.) Các nhà nghiên cứu cho rằng estrogen mang lại những thay đổi trong các tế bào nhất định ở vùng hải mã. Đây là phần não chi phối tâm trạng.
Ngoài ra, theo một số cách, estrogen hoạt động giống như một loại thuốc chống trầm cảm. Mức độ giảm đột ngột estrogen giữa trước và sau sinh có thể ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bạn.
Các yếu tố rủi ro khác:
- Sinh non.
- Mẹ trẻ, dưới 20 tuổi
- Tiền sử lạm dụng rượu hoặc ma túy
Những ảnh hưởng có thể có của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe chung và nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.
- Sức khỏe tổng quát: Các bà mẹ mắc chứng PPD có sức khỏe tổng quát kém hơn các mẹ không bị hoặc các mẹ có triệu chứng nhẹ.
- Sức khoẻ tâm lý: Các bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh PPD cho thấy ít hạnh phúc hơn các bà mẹ không mắc bệnh PPD. Họ có mức độ tức giận cao hơn đáng kể, điểm kiểm soát cơn giận thấp hơn.
- Các mối quan hệ: Các bà mẹ mắc bệnh PPD gặp nhiều khó khăn hơn trong quan hệ tình cảm. Đánh giá mối quan hệ tình dục là xa cách, lạnh nhạt và khó khăn.
- Có khả năng gây nghiện: PDD có liên quan đến việc tăng nguy cơ hút thuốc và lạm dụng rượu.
PPD ảnh hưởng đến em bé của bạn như thế nào
Đánh giá cũng cho thấy sức khỏe thể chất và tinh thần của một em bé có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi mẹ bị trầm cảm sau sinh PPD:
- Sức khoẻ thể chất. Những em bé có mẹ bị PPD bị đau bụng nhiều hơn. Những trẻ này cũng cho thấy phản ứng đau ở trẻ sơ sinh mạnh hơn khi tiêm chủng định kỳ. Những em bé này thường thức giấc vào ban đêm nhiều hơn và giấc ngủ có vấn đề.
- Sức khỏe tinh thần. Những em bé có mẹ bị PPD cho thấy mức độ sợ hãi và lo lắng cao hơn so với những em bé khác. Lên 2 tuổi, những trẻ này có biểu hiện rối loạn hành vi nhiều hơn.
Tuy nhiên, rất khó để đưa ra kết luận nguyên nhân gây các biểu hiệu trên của trẻ là do trầm cảm sau sinh ở mẹ. Các mô hình đã được các nhà nghiên cứu quan sát, nhưng không thể chắc chắn khẳng định PPD là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực trên đến bé.
Liên kết
PPD có thể là nguyên nhân dẫn đến tình cảm giữa cha mẹ và em bé ít gần gũi, ấm áp. Cha mẹ mắc bệnh PPD cũng có nhiều khả năng ngừng cho con bú trong vài tháng đầu.
PPD ảnh hưởng đến bạn đời của bạn như thế nào
Cha hay mẹ bị trầm cảm sau sinh thì bạn đời của họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu có từ 4 đến 25% bạn đời của bạn bị ảnh hưởng nếu bạn bị trầm cảm sau sinh.
Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể bị trầm cảm sau sinh PPD, đừng ngần ngại chia sẻ hay tìm kiếm biện pháp hỗ trợ, đây là bệnh có thể chữa được và chữa nhanh hơn nếu được điều trị sớm hơn. Với phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp, bạn sẽ vượt qua được trầm cảm sau sinh nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất.
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm các bài viết của Hichiu về chủ đề Trầm cảm sau sinh (PPD), để cùng hiểu và đồng hành cùng cha mẹ vượt qua giai đoạn lần đầu làm cha mẹ hết sức khó khăn và mới mẻ này:
- Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, có thể rút ngắn không?
- 7 cách đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
- Mọi điều bạn cần biết về trầm cảm sau sinh (PPD)
- Những điều cần biết về chứng lo âu sau sinh
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.
- Depression among women. (2020).
cdc.gov/reproductivehealth/depression/index.htm - Genetic predictors of postpartum depression uncovered by Johns Hopkins researchers. (2013).
hopkinsmedicine.org/news/media/releases/genetic_predictors_of_postpartum_depression_uncovered_by_johns_hopkins_researchers - Guintivano J, et al. (2013). Antenatal prediction of postpartum depression with blood DNA methylation biomarkers.
nature.com/articles/mp201362 - Kim P, et al. (2007). Sad dads.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2922346/ - Ko JY, et al. (2017). Trends in postpartum depressive symptoms — 27 states, 2004, 2008, and 2012.
cdc.gov/mmwr/volumes/66/wr/mm6606a1.htm - Reissland N, et al. (2010). Bi-directional effects of depressed mood in the postnatal period on mother-infant non-verbal engagement with picture books.
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20843555/ - Schiller CE, et al. (2015). The role of reproductive hormones in postpartum depression.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4363269/ - Sit DK, et al. (2010). The identification of postpartum depression.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2736559/ - Slomian J, et al. (2019). Consequences of maternal postpartum depression: A systematic review of maternal and infant outcomes.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6492376/ - Wisner KL, et al. (2013). Onset timing, thoughts of self-harm, and diagnoses in postpartum women with screen-positive depression findings.
jamanetwork.com/journals/jamapsychiatry/fullarticle/1666651