Món ăn dặm: Bé ăn dặm có ăn được cá ngừ không?

Cá luôn là thực phẩm tốt cho mọi chế độ ăn uống, đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch. Trong cá có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não. Tuy nhiên có một số khuyến cáo riêng với cá ngừ, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì cá ngừ được biết là có chứa thủy ngân.

Nếu mẹ muốn cho bé ăn cá ngừ để đa dạng món ăn trong quá trình ăn dặm, làm quen với thức ăn đặc, nhưng thắc mắc liệu có nên cho trẻ ăn cá ngừ hay không và ở độ tuổi nào? Câu trả lời là có, các bác sĩ nhi khoa cho biết cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn cá ngừ khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

Đọc tiếp bài viết của Hichiu sau đây để tìm hiểu thêm về cách đưa cá ngừ vào chế độ ăn của bé, tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia về cách chế biến cá ngừ cho bé ăn dặm.

Lợi ích của cá ngừ cho bé

Trẻ sơ sinh có ăn được cá ngừ không?

Trẻ sơ sinh có ăn được cá ngừ không?

Cá ngừ giàu protein và có hàm lượng chất béo và calo thấp, trong cá ngừ cũng chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin B.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần các axit béo omega-3 như DHA, có sẵn trong cá ngừ, để cung cấp trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ sau 6 tháng tuổi.

Omega-3 có trong cá giúp phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Axit béo hỗ trợ trong việc bảo vệ tim bằng cách giảm nguy cơ huyết áp cao.

Trong cá ngừ cũng chứa rất nhiều folate,  là vitamin B9 – một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B, có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Vitamin rất quan trọng đối với sự phát triển sớm của tủy sống. Vitamin B cũng được cho là giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Những rủi ro khi ăn cá ngừ

Hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ thấp, cá ngừ vẫn phù hợp cho bé ăn từ 1 đến 2 phần ăn mỗi tuần.

Hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ thấp, cá ngừ vẫn phù hợp cho bé ăn từ 1 đến 2 phần ăn mỗi tuần.

Ngộ độc thủy ngân

Mối quan tâm lớn nhất của các mẹ khi cho trẻ ăn cá ngừ hay các loại cá biển nói chung là phơi nhiễm thủy ngân. Thủy ngân là kim loại được tìm thấy tự nhiên và là sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp. Khi các hạt hoặc hơi thủy ngân trong không khí đi vào nước và tiếp xúc với vi khuẩn, sẽ biến thành một chất mà cá sống trong nước đó có thể hấp thụ.

Khi chúng ta ăn cá và tự hấp thụ quá nhiều thủy ngân trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề về thần kinh.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Liên bang Mỹ (FDA) có danh sách các loài cá không nên ăn do chứa nhiều thủy ngân gồm:

  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá thu vua
  • Cá ngói

Các loại cá trên có hàm lượng thủy ngân cao nhất.

Còn với cá ngừ cho trẻ em, theo FDA nếu ăn hai đến ba phần ăn phù hợp với lứa tuổi của nguồn cá ít thủy ngân mỗi tuần sẽ an toàn.

Có nhiều loại cá ngừ khác nhau, và một số loại có nhiều thủy ngân hơn những loại khác. Ví dụ, cá ngừ albacore hoặc “cá ngừ trắng” có mức thủy ngân cao hơn. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) liệt kê cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp, được kiểm soát chặt trong quá trình sản xuất. Nếu bạn đang cho bé làm quen với cá ngừ, thì cá ngừ đóng hộp là lựa chọn tốt nhất.

Dị ứng

Bất cứ khi nào bạn giới thiệu một món ăn mới cho bé, hãy để ý xem có phản ứng dị ứng không, đặc biệt là khi ăn hải sản. Cá ngừ cũng không ngoại lệ. Mẹ cần phải biết các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm để có thể điều trị sơ cứu ngay lập tức cho bé.

Theo các phương pháp ăn dặm truyền thống thường khuyến nghị tránh hải sản và cá trong năm đầu tiên bé tập ăn dặm. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Timothy Spence, một bác sĩ nhi khoa tại Austin, cho biết: Khuyến nghị mới là nên cá vào chế độ ăn uống sớm có thể bảo vệ bé chống lại các bệnh dị ứng. “Đặc biệt cá ngừ không là một loại thực phẩm hay liên quan đến dị ứng ở trẻ. Hầu hết các trường hợp dị ứng hải sản đều liên quan đến tôm hoặc động vật có vỏ ”.

Các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm bao gồm:

  • Phát ban (mụn đỏ, ngứa)
  • Phát ban (bệnh chàm có thể do dị ứng gây ra)
  • Sưng (môi, quanh mắt, lưỡi)
  • Khó thở
  • Thắt cổ họng
  • Hắt xì
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào trong các biểu hiện trên. Dị ứng thực phẩm có thể rất nghiêm trọng, và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.

Công thức cá ngừ ăn dặm cho bé

Món cơ bản đầu tiên về cá ngừ cho bé là bạn xay nhuyễn thành hỗn hợp sệt như sữa chua. Một lựa chọn khác là xay nhuyễn cá ngừ với bơ. Nhưng hãy nhớ rằng: Bạn chỉ nên thử các công thức nhiều thành phần sau khi bé đã được làm quen với từng thành phần riêng biệt.

Dưới đây là một số công thức từ các chuyên gia dinh dưỡng và các blogger về cách thêm cá ngừ vào chế độ ăn dặm của trẻ.

Salad cá ngừ với sữa chua và quả bơ

Salad cá ngừ với sữa chua và quả bơ

Salad cá ngừ với sữa chua và quả bơ

Với công thức này cá ngừ được ăn kèm với sữa chua và quả bơ, giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khối lượng trong công thức có thể đủ cho 4 phần ăn trẻ em hoặc 2 phần ăn cho người lớn.

Thành phần:

  • 1 hộp cá ngừ nhạt có hàm lượng natri thấp, với ra ráo dầu và nghiền nhỏ
  • 1/4 hộp sữa chua không đường (50ml)
  • 1 muỗng canh mùi tây cắt nhỏ
  • 1 quả bơ chín vừa

Thực hiện:

  • Kết hợp 3 thành phần đầu tiên trong một cái bát và trộn đều với nhau.
  • Nghiền kỹ để đảm bảo trẻ có thể ngậm và nuốt được hỗn hợp cá ngừ.
  • Đổ 1/4 hỗn hợp cá ngừ vào 1/4 quả bơ và cho trẻ ăn từng thìa nhỏ.

 

Nguồn tham khảo: Tuna

HiChiu
Logo