Trẻ Sơ Sinh Có Thể Ăn Mật Ong Không? Khi Nào Có Thể Cho Trẻ Ăn Mật Ong An Toàn?
Nội dung bài viết
Mật ong là món ăn có vị ngọt và dịu, hương vị thơm ngon, trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc, món ăn sử dụng mật ong nên cha mẹ và ông bà hay cho trẻ sơ sinh ăn mật ong sớm vì nghĩ đây là thực phẩm, là vị thuốc an toàn, lựa chọn tốt nhất khi sử dụng cho trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên cho cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong. Bé dưới 1 tuổi cũng không nên ăn các loại bánh, kẹo có chứa mật ong.
Vậy trẻ sơ sinh ăn mật ong có tốt không, khi nào bé được ăn mật ong? Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về lợi ích cũng như rủi ro về việc cho trẻ sơ sinh ăn mật ong.
Những rủi ro khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong

Ngộ độc clostridium botulinum ở trẻ em
Nguy cơ lớn nhất khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong là ngộ độc clostridium botulinum. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất.
Em bé có thể bị ngộ độc khi ăn phải bào tử Clostridium botulinum có trong đất, mật ong và các sản phẩm từ mật ong. Những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra chất độc thần kinh có hại trong cơ thể.
Ngộ độc botulinum là một ngộ độc nghiêm trọng. Khoảng 70% trẻ bị ngộ độc botulism có thể phải thở máy trong trung bình 23 ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều hồi phục khi điều trị, tỷ lệ tử vong dưới 2%.
Các chất làm ngọt dạng lỏng khác, như mật đường và xi-rô ngô, cũng có thể gây nguy cơ ngộ độc botulism. Các bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng đều không khuyến khích cho trẻ ăn đồ ngọt cho đến saukhi bé được 12 tháng tuổi. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn các chất tạo ngọt như một phần của chế độ ăn uống.
Các triệu chứng ngộ độc botulism
Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc clostridium botulinum bao gồm:
- Người mệt mỏi, uể oải
- Bú kém
- Táo bón
- Hôn mê
Trẻ bị ngộ độc cũng có thể cáu kỉnh, khó thở hoặc khóc mếu. Một số trẻ cũng có thể bị co giật.
Các triệu chứng của ngộ độc clostridium botulinum thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn clostridium botulinum và thường bắt đầu bằng táo bón. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc Clostridium botulinum có thể không có dấu hiệu nào cho đến sau 14 ngày từ khi tiếp xúc.
Một số triệu chứng của ngộ độc clostridium botulinum, như thờ ơ và cáu kỉnh, cũng xuất hiện ở các bệnh khác, như nhiễm trùng huyết hoặc viêm não màng não, vì vậy, điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết bé có ăn mật ong hay các chất ngọt tự nhiên hay không khi đi khám. Được chẩn đoán chính xác sẽ giúp bé có được phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu bé có bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào và gần đây đã uống mật ong, bạn phải khẩn cấp cho bé đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Lợi ích của mật ong

Cho trẻ em ăn mật ong chỉ khi trẻ được hơn 12 tháng tuổi
Mật ong là loại thực phẩm có nhiều lợi ích dinh dưỡng mà em bé có thể hấp thụ tốt. Vậy trẻ mấy tuổi ăn được mật ong, ăn bao nhiêu mật ong là đủ? Theo các chuyên gia, cho trẻ em ăn mật ong thường là sau khi đã được trẻ được 12 tháng tuổi. Mật ong chứa các vi lượng như:
- Enzim
- Axit amin
- Khoáng chất
- Chất chống oxy hóa
Mật ong cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B và vitamin C. Giá trị dinh dưỡng trong mật ong phụ thuộc rất lơn vào loại mật bạn sử dụng vì trên thế giới có hàng trăm loại mật ong khác nhau.
Mật ong cũng ngọt hơn đường tiêu chuẩn. Do đó, khi sử dụng bạn có thể dùng ít mật ong nhưng vẫn đem lại vị ngọt tương đương với đường.
Các công dụng khác của mật ong như:
- Có chức năng như một loại thuốc giảm ho. (Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi)
- Có thể giúp chữa lành vết thương khi bôi tại chỗ. (Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi)
Bạn nên dùng mật ong tươi nguyên chất để nhận được các giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng khác của mật ong một cách tốt nhất. Mật ong phải được sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả, tuy nhiên cơ bản mật ong chứa rất nhiều đường nên việc sử dụng nhiều và lâu dài không thực sự tốt cho cơ thể.
Mật ong nguyên chất có tốt hơn các loại mật ong khác không?

Mật ong nguyên chất được lấy trực tiếp ra khỏi tổ và không qua chế biến, là tốt nhất.
Mật ong nguyên chất là mật ong chưa được lọc hoặc chế biến theo bất kỳ phương thức nào. Mật được lấy trực tiếp ra khỏi tổ và chứa tất cả các vitamin, khoáng chất tự nhiên và các hợp chất lành mạnh khác, và có hàm lượng cao hơn mật ong đã qua lọc và chế biến.
Cách cho trẻ ăn mật ong
Như với tất cả các chất làm ngọt được bổ sung, bạn không nên cho trẻ ăn mật ong khi chưa được 12 tháng tuổi. Nếu bạn muốn giới thiệu mật ong cho bé, bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng của bé, bạn nên kết hợ thể đơn giản và từ từ như thêm một chút vào món ăn yêu thích của bé.
Bạ nên cho bé ăn mật ong với khối lượng nhỏ và ăn từ từ, sau đó theo nguyên tắc “4 ngày”, bạn chờ xem bé có bất kì phản ứng hay dị ứng nào không. Để sử dụng phương pháp này, hãy cho bé (trên 12 tháng tuổi) ăn mật ong, sau đó đợi bốn ngày trước khi thêm mật ong vào một món mới khác. Nếu bạn thấy bé có phản ứng hãy ngừng ngay việc ăn mật ong, liên hệ với bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị cho bé.
Để thêm mật ong vào chế độ ăn ăm của bé, mẹ có thể thử các cách sau đây:
- Trộn mật ong vào bột yến mạch.
- Phết mật ong lên bánh mì nướng.
- Trộn mật ong vào sữa chua.
- Cho mật ong vào một ly sinh tố.
- Sử dụng mật ong thay vì xi-rô cây phong trên bánh quế hoặc bánh kếp.
Bạn có thể thử sử dụng xi-rô cây phong (maple syrup) để thay thế trong các công thức nấu ăn và rất an toàn cho bé.
Thay thế đường khi làm bánh và các món nướng
Bạn cũng có thể hoán đổi mật ong với đường trong các công thức làm bánh yêu thích của mình. Tỉ lệ quy đổi là với mỗi 100gr đường được sử dụng khi làm bánh, hãy thay thế bằng 1/2 đến 2/3 mật ong. Mật ong có xu hướng ngọt hơn đường, vì vậy bạn có thể cho mật ong với khối lượng nhỏ rồi kiểm tra đến khi độ ngọt vừa miệng. Dưới đây là một số mẹo khác để thay thế mật ong cho đường:
- Đối với mỗi 1 cốc mật ong bạn đang sử dụng trong một công thức, hãy giảm các chất lỏng khác đi 1/4 cốc.
- Thêm 1/4 thìa cà phê muối nở vào mỗi cốc mật ong để giúp giảm độ chua.
- Giảm nhiệt độ lò nướng của bạn khoảng 4°C so với công thức sử dụng đường.
Mẹ có nên ăn mật ong khi đang cho con bú hay không?
Chứng ngộ độc clostridium botulinum không thể lây truyền qua sữa mẹ và cũng hiếm gặp ở người lớn. Mẹ hoàn toàn có thể ăn mật ong và cho con bú bình thường.
Kết luận
Mật ong là một thực phẩm bổ sung rất tốt cho chế độ ăn của bé, nhưng điều quan trọng mẹ phải đợi cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi mới được cho ăn. Tìm hiểu chi tiết các món bánh, các món nướng hay kẹo có chứa mật ong hay không để tránh dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bạn có bất kì các thắc mắc nào về món ăn, về loại thực phẩm mình định dùng cho bé thì nên tham khảo kĩ các nguồn thông tin trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn cũng như loại thực phẩm luôn được nghiên cứu và cập nhật khuyến nghị theo các tài liệu khoa học mới nhất nên mẹ đừng tiếc công sức tìm hiểu.
Hichiu.com có các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chúng tôi đảm bảo nội dung của mình là chính xác và cập nhật bằng cách đọc chính sách biên tập của chúng tôi.
- Abassi J. (2014). Placebo better than watchful waiting when treating young children’s coughs.
news.psu.edu/story/332029/2014/10/27/research/placebo-better-watchful-waiting-when-treating-young-childrens - Beals K, et al. (2013). Effects of processing on the pollen and nutrient content of honey. DOI:
10.1096/fasebj.27.1_supplement.859.7 - Cox N, et al. (2002). Infant botulism.
aafp.org/afp/2002/0401/p1388.html - Da Silva PM, et al. (2016,). Honey: Chemical composition, stability, and authenticity [Abstract]. DOI:
10.1016/j.foodchem.2015.09.051 - Frequently asked questions (FAQs) about infant botulism. (2010).
infantbotulism.org/general/faq.php - HealthyChildren.org. (2015). Botulism.
healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Botulism.aspx - Mayo Clinic Staff. (2017). Honey.
mayoclinic.org/drugs-supplements-honey/art-20363819 - New York State Department of Health. (2011). Botulism (foodborne botulism and infant botulism).
health.ny.gov/diseases/communicable/botulism/fact_sheet.htm - Wellness Team. (2013). Sweeteners: Get the scoop. How best to satisfy your sweet tooth?
health.clevelandclinic.org/the-scoop-on-sweeteners/