Hướng dẫn minh họa cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Trong những năm tháng đầu đời khi mới sinh ra, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Khi bé bú sữa qua bình hay bú mẹ trực tiếp, có thể sẽ có lượng không khí lọt vào, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu do bị đầy hơi sau bú.

Do dạ dày của trẻ nằm ngang chứ chưa nằm dọc như người trưởng thành, các cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu nên khi dạ dày bị đầy do chứa nhiều không khí sẽ dễ bị trào ngược dẫn đến tình trạng ọc sữa, nôn trớ, trẻ có hiện tượng quấy khóc, ọc sữa khi đang ngủ.

Hướng dẫn minh họa cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn minh họa cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Ngay cả khi bé đã ngủ, mẹ vẫn phải cho con ợ hơi vài phút trước khi đặt con ngủ trở lại. Nếu không, bé sẽ thức dậy vì đau do khí bị mắc kẹt.

Khi cha mẹ thực hiện thao tác vỗ ợ hơi cho bé, sẽ giúp tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau bú, bé ngủ ngon hơn.

Có nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?

Trẻ sơ sinh ngủ gật trong khi bú là điều thường thấy, dù bé bú mẹ hay bú bình. Khi bụng no và có những chuyển động nhẹ nhàng, bé thường trở nên vui vẻ, thoải mái và có xu hướng ngủ quên. Đặc biệt bé hay ngủ khi bú vào ban đêm khi đang trong giấc. Nhưng ngay cả khi con có vẻ thư giãn và hoàn toàn ngủ say, điều quan trọng là mẹ phải cố gắng cho bé ợ hơi trước khi đặt nằm trở lại cũi.

Ợ hơi cho trẻ sơ sinh đang ngủ về cơ bản cũng giống như việc ợ hơi cho trẻ còn thức. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện chậm và nhẹ nhàng hơn để giúp bé giữ giấc. Một số tư thế ợ hơi dễ thực hiện với trẻ đang ngủ.

Cha mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi giữa cữ bú

Cha mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi giữa cữ bú

Cha mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi giữa cữ bú, khi cho trẻ bú được một nửa bình sữa hoặc khi sau khi bé đã bú xong một bên vú, mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi trước khi chuyển bé sang bú vú bên kia. Đối với những trẻ thường nôn trớ thì cha mẹ nên cho bé ợ hơi thường xuyên hơn. Dù là cữ bú ngày hay đêm thì trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên cố gắn vỗ ợ hơi đều đặn cho con.

Dưới đây là một số tư thế cho trẻ sơ sinh ợ hơi:

Giữ bé trên vai của mẹ

Giữ bé trên vai của mẹ

Giữ bé trên vai của mẹ

Mẹ bế vác bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ. Bé có thể tiếp tục ngủ trong tư thế này trong khi áp lực từ vai của bạn đè lên bụng bé để giải phóng khí.

Giữ bé ở vị trí thấp ngang ngực của mẹ

Giữ bé ở vị trí thấp ngang ngực của mẹ

Giữ bé ở vị trí thấp ngang ngực của mẹ

Tương tự như tư thế trước, mẹ có thể nâng và giữ em bé ngang ngực hoặc vùng xương ức. Tư thế này dễ thực hiện nếu mẹ đang ngồi ghế. Trẻ sơ sinh thích cuộn tròn hai chân trong tư thế con ếch (một động tác bổ sung để giải phóng nhiều khí hơn từ dạ dày) và bạn có thể đỡ đầu của bé và chờ cho đến khi bé ợ hơi hoặc xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên để bé ợ nơi nhanh hơn.

Nằm lên tay mẹ

Nằm lên tay mẹ

Nằm lên tay mẹ

Cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, đảm bảo phần đầu bé cao hơn ngực, góc nghiêng 45 độ để bụng bé nằm trên cẳng tay của bạn. Đỡ đầu của bé trên khuỷu tay của mẹ. Chân của bé có thể để thõng xuống, mẹ không cần giữ. Tư thế này tạo áp lực lên bụng của bé và mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ lưng cho đến khi bé ợ hơi. Mẹ có thể thực hiện tư thế này khi ngồi hoặc đứng.

Nằm lên đùi mẹ

Nằm lên đùi mẹ

Nằm lên đùi mẹ

Nếu bạn đang ngồi trên ghế, chỉ cần chuyển em bé sang tư thế nằm sấp ngang đùi của mẹ. Bụng bé được đặt lên một chân còn đầu bé nằm ở chân bên kia. Mẹ có thể di chuyển chân nhẹ nhàng để đung đưa và vỗ nhẹ hoặc xoa lưng cho đến khi xuất hiện tiếng ợ hơi.

Có thực sự cần cho bé ợ hơi hay không?

Vỗ ợ hơi cho bé là một trong nhiều nhiệm vụ bắt buộc của cha mẹ cho đến khi bé phát triển tự lập hơn. Trẻ em và người lớn có thể dễ dàng tự giải phóng khí trong dạ dày, nhưng trẻ sơ sinh cần được cha mẹ trợ giúp vì bé chưa kiểm soát được cơ thể mình.

Nếu trẻ bị đầy hơi hoặc trớ ra nhiều, mẹ nên cho bé đi khám tình trạng trào ngược.

Sau bao lâu bé sẽ ợ hơi?

Việc ợ hơi ở bé thường chỉ diễn ra sau một hoặc hai phút khi mẹ cho bé vào tư thế. Nhưng đôi khi mẹ phải đợi một lúc và trợ giúp bé nhiều hơn bằng cách xoa, vỗ nhẹ hoặc ấn nhẹ bụng.

Thông thường, nếu sau khi vỗ khoảng từ 10-15 phút mà bé vẫn chưa ợ hơi, mẹ nên đổi tư thế và tiếp tục vỗ lưng cho bé.

Một số trẻ bị trào ngược có thể phải giữ tư thế trong 30 phút sau khi bú, trong quá trình vỗ lưng, bé có thể trớ ra một ít sữa, đây là hiện tượng bình thường các mẹ không cần lo lắng..

Phải làm gì nếu bé không ợ hơi?

Nếu bé đang ngủ, hãy thử cho trẻ ợ hơi thêm một lần nữa trước khi bạn đặt bé nằm trở lại. Đôi khi trẻ không cần phải ợ hơi vì không hút nhiều khí trong khi bú.

Nếu bé thức quấy khóc hay thức dậy, hãy xoa dịu bé, cho trẻ bú lại nếu đã đến giờ ăn tiếp theo và cố gắng cho bé ợ hơi sau lần bú đó.

Nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Một số người cho rằng trẻ bú bình dễ bị đầy hơi hơn trẻ bú mẹ trực tiếp nhưng điều này thực sự không phải. Dù bé bú bình hay bú mẹ trực tiếp vẫn có thể nuốt nhiều không khí làm bé bị đầy hơi, hoặc nguyên nhân có thể đến từ chính sữa mẹ, bé nhạy cảm với thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.

Chưa có nghiên cứ nào khẳng định được nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ do đó nếu bé thấy khó chịu mẹ nên thực hiện đều đặn việc ợ hơi cho bé để bé thấy thoải mái, ăn no hơn, ngủ ngon hơn.

Nguồn tham khảo

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

HiChiu
Logo