Bé ăn dặm có ăn sữa hay không? Mẹ giúp bé cân bằng trong ăn dặm và ăn sữa

Mỗi em bé là duy nhất nên tất nhiên sẽ có nhu cầu cũng như sở thích khác nhau, các mẹ sẽ gặp muôn vàn tình huống éo le trong quá trình cùng bé ăn dặm. Một trong số những vấn đề thường gặp trong ăn dặm là việc cân bằng giữa ăn sữa và ăn dặm.

Có bé thì chỉ thích ăn dặm không chịu uống sữa và có bé thì ngược hoàn toàn chỉ uống sữa mà từ chối ăn dặm. Mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp giúp bé cân bằng hai lựa chọn khó khăn nhưng kết hợp lại rất tốt này nhé!

1. Bé ăn dặm không chịu uống sữa

Mẹ giúp bé cân bằng trong ăn dặm và uống sữa

Bé từ chối uống sữa khi chuyển sang ăn dặm

Thật tuyệt vời làm sao khi mẹ được chứng kiến em bé của mình tuy mới bắt đầu ăn dặm nhưng tỏ ra cực kỳ háo hức và nhiệt tình với giờ ăn. Thế nhưng mẹ có nên lo lắng khi bé quá tích cực ăn dặm mà chểnh mảng việc uống sữa? Em bé của mẹ có đang ăn uống lành mạnh hay không?

Mẹ hãy nhớ rằng, trong năm đầu đời, nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ và/hoặc sữa công thức. Cho bé tập ăn dặm là tốt, nhưng thức ăn dặm chỉ mang tính chất bổ sung và không nên thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Quá trình tập ăn dặm của bé nên là sự hoán đổi vai trò giữa thức ăn dặm và sữa mẹ một cách từ từ trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời.

1.1. Nguyên nhân bé ăn dặm không chịu uống sữa

Bé ăn nhiều thức ăn dặm hơn mức khuyến nghị

Nếu nhận thấy bé thường xuyên bú ít hơn hoặc uống ít sữa công thức hơn thì mẹ nên xem xét lượng thức ăn dặm mà mẹ đang cho bé ăn mỗi ngày. Bởi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng sữa cần đảm bảo tối thiểu cho bé 6 tháng ăn dặm là 560 ml mỗi ngày.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ ép con uống đủ 560ml sữa/ngày. Bởi có những bé lượng ăn bẩm sinh từ bé đã ít, chỉ khoảng 400 – 500ml/ ngày. Trong khi có bé khác thì cần 1-1,2l/ngày. Chính vì vậy mẹ cần nương theo con để có lượng ăn phù hợp.

Ngoài ra, không có công thức nào cho biết chính xác lượng thức ăn mà mẹ nên cho bé ăn trong mỗi bữa ăn. Tốt nhất mẹ nên quan sát các dấu hiệu đói và thèm ăn của bé. Nhưng nếu bé thường xuyên ăn nhiều hơn mức khuyến nghị mà lượng sữa giảm sút dưới mức khuyến nghị, mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn ít hơn một chút hoặc cắt ăn dặm để chờ lượng sữa tăng lên rồi cho bé ăn dặm trở lại như bình thường.

Bé ăn dặm quá nhiều sẽ không còn chỗ cho sữa mẹ hoặc sữa công thức. Và vì sữa mẹ và/hoặc sữa công thức là một phần quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ, nên bé cần được ăn đủ lượng sữa cần thiết.

Nếu bé bị ốm sốt hay mọc răng thì cơ thể mệt mỏi khó chịu cùng khiến bé từ chối bất kỳ loại thức ăn nào kể cả sữa.

1.2. Cách khắc phục

Có hai bước đơn giản mẹ có thể thực hiện để khắc phục tình hình.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi cho bé ăn dặm

Cho bé ăn sữa trước khi ăn dặm

Cho bé ăn sữa trước khi ăn dặm

Khi bé đói nhất, mẹ hãy cho bé ăn một lượng sữa vừa phải trước, nhưng không để bé no hoàn toàn. Sau 30 phút đến 1 tiếng, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Cách này sẽ đảm bảo bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức, đồng thời giúp bé tự điều chỉnh nhu cầu ăn dặm.

Cắt giảm số lượng thức ăn dặm

Khi lượng sữa giảm ở mức báo động, mẹ có thể giảm số bữa hoặc cắt ăn dặm và quay trở lại chế độ ăn chỉ sữa mẹ / sữa công thức chờ đến khi lượng sữa tăng lên.

Nếu lượng sữa giảm nhưng không đáng kể, mẹ có thể cắt giảm khẩu phần ăn dặm từng chút một. Khi kết hợp điều này với bú mẹ hoặc bú bình trước khi ăn dặm sẽ đảm bảo bé không ăn quá nhiều thức ăn dặm.

2. Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa

2.1. Nguyên nhân:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bé từ chối ăn dặm. Nhóm tuổi cũng là một yếu tố và sẽ giúp mẹ định hướng cách khắc phục dễ dàng hơn.

Bé vẫn thân thuộc với bầu sữa mẹ hoặc núm ti bình mềm mại hơn.

Bé vẫn thân thuộc với bầu sữa mẹ hoặc núm ti bình mềm mại hơn.

Bé 6, 7 tháng không chịu ăn dặm:

  • Bé chưa thực sự sẵn sàng với hành vi mới là ăn dặm. 5 – 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé làm quen với việc ăn dặm nhưng không phải bé nào cũng vậy. Bé vẫn thân thuộc với bầu sữa mẹ hoặc núm ti bình mềm mại hơn.
  • Phản xạ đẩy lưỡi mạnh khiến bé thè lưỡi ra ngoài mỗi khi mẹ chạm thìa vào môi. Hầu hết trẻ sơ sinh thường có phản xạ này để giúp bé không bị hóc nghẹn nếu chẳng may có dị vật lọt vào sâu trong miệng 
  • Bé chưa quen với cảm giác khi có thức ăn trong miệng. Thức ăn dặm là một thứ gì đó quá mới mẻ và xa lạ đối với trẻ sơ sinh. Có thể mất một thời gian để bé làm quen với mùi vị và kết cấu mới trong miệng.

Bé 8 – 10 tháng không chịu ăn dặm:

  • Bé chỉ đơn giản là không thích kết cấu của thức ăn. Nguyên nhân đến từ cách bộ não của bé xử lý đầu vào là cảm giác khi môi lưỡi tiếp xúc với một loại thức ăn nhất định trong miệng. Đây là một điều rất bình thường nhưng cũng đồng nghĩa với việc mẹ cần tìm cách để giúp bé tiếp nhận thức ăn tốt hơn. Những em bé nhạy cảm với một số kết cấu thức ăn nhất định có thể nôn ngay khi nếm.
  • Việc ăn đòi hỏi rất nhiều sự phối hợp của các cơ từ việc mở miệng, cho đồ ăn vào miệng, ngậm miệng, nhai và nuốt. Đối với trẻ sơ sinh, đây là quá trình cần rất nhiều thời gian và nỗ lực để luyện tập. Đôi khi kết quả tập luyện không như mong muốn khiến bé chán nản và cáu gắt.

Tại sao bé không chịu ăn nữa mặc dù đã từng rất hợp tác?

Món ăn lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho bé

Món ăn lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho bé

  • Do đặc điểm phát triển kỹ năng của bé, ví dụ như bé đang tập đứng nên chuyện trèo ra khỏi ghế thú vị và mới mẻ hơn việc ăn uống rất nhiều, hoặc bé đang ở giai đoạn nhai nhả nên việc khiến bé quan tâm nhất là nhai rồi nhè thức ăn ra ngoài….
  • Món ăn lặp đi lặp lại mà không được đổi mới nên không tạo được niềm háo hức khám phá và trải nghiệm cho bé. Bé tỏ ra hứng thú với đồ ăn của người lớn và muốn được ăn giống như ba mẹ.
  • Một số bé khi mọc răng sẽ không chịu ăn. Cảm giác sưng, đau và ngứa khiến bé khó chịu và từ chối ăn uống, kể cả sữa.
  • Bé đang bị ốm sốt và mệt mỏi. Lúc này đồ ăn loãng, dễ tiêu và sữa luôn là lựa chọn tốt nhất cho bé
  • Bé đang trải qua tuần khủng hoảng nên ăn sữa không chỉ giải quyết vấn đề no/đói mà còn là cách bé tự trấn an bản thân thông qua hành động bú mút bản năng. Bé xao nhãng việc ăn uống bởi những xáo trộn về mặt nhận thức cũng như ấn tượng về thế giới xung quanh đang không ngừng thay đổi. Mẹ cần chú ý không ép bé ăn trong giai đoạn này để giữ cho giờ ăn luôn là một trải nghiệm tích cực với bé. Nhiều lúc bé chỉ muốn tìm về bầu sữa mẹ thân thuộc để được an ủi, vỗ về và “sạc” đầy năng lượng trở lại.

2.2. Cách khắc phục:

Ăn sữa còn là cách bé tự trấn an bản thân thông qua hành động bú mút 

Ăn sữa còn là cách bé tự trấn an bản thân thông qua hành động bú mút

  • Cho bé ăn dặm trước và ăn sữa sau: Mẹ không nên để bé bú đầy sữa trước vì bé sẽ quá no để có mong muốn khám phá đồ ăn. 
  • Kiên nhẫn thử lại nhiều lần: Khi bé từ chối một món ăn nào đó, mẹ hãy kiên nhẫn thử mời bé vào lúc khác. Bé từ chối cà rốt không có nghĩa là bé không thích và sẽ không bao giờ ăn cà rốtt.
  • Thay đổi thực đơn phong phú về hình dạng, kích thước, màu sắc, cách trình bày đồ ăn để khơi dậy niềm yêu thích khám phá của bé.
  • Khuyến khích bé khám phá thức ăn bằng tất cả các giác quan, cho bé được làm quen với các đồ dùng ăn dặm của mình như bát, thìa, dĩa.
  • Chấp nhận sự bừa bãi, lộn xộn: Bé thích quan sát và thử nghiệm những điều mới mẻ và mỗi bữa ăn cũng là một cuộc trải nghiệm đầy thú vị. Mẹ hãy để bé được khám phá các loại thực phẩm theo cách mà bé muốn. Bé càng được tiếp xúc nhiều với đồ ăn, khoảng cách giữa từ chối và chấp nhận thức ăn càng được rút ngắn lại.
  • Cho bé được tham gia vào bữa ăn của gia đình: Mẹ cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt của bé để có thể ăn cùng các thành viên trong gia đình. Khi bé nhìn những người thân thuộc mà bé tin tưởng ăn món mà bé không thích một cách ngon lành, bé cũng sẽ thử làm theo.

Giúp bé luyện tập kỹ năng ăn uống thông qua các trò chơi: 

  • Những trò chơi như tập xúc cát, tập xúc hạt đậu có vẻ không liên quan gì đến chuyện ăn uống nhưng nhờ thế các cơ ở tay của bé được luyện tập và từ đó kỹ năng sử dụng thìa dĩa của bé được cải thiện một cách tự nhiên.
  • Gặm đồ chơi – Rất nhiều em bé không chịu ăn ăn dặm là bởi không bao giờ được cho đồ chơi vào miệng. Đây là một thực tế rất phổ biến ở nhiều gia đình, khi bà và mẹ thường cấm em bé khám phá đồ chơi bằng miệng vì lý do vệ sinh.  Việc gặm đồ chơi sẽ cải thiện sự phối hợp của các cơ ở tay và miệng để giúp bé đưa đồ ăn vào miệng một cách chính xác.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo:

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

HiChiu
Logo