Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý cho mẹ về an toàn ngủ

Sang tháng thứ 3 này, bé trở nên cứng cáp hơn, các kỹ năng vận động được cải thiện đáng kể. Trông bé đỡ “giật cục” giống như chú bé người gỗ Pinocchio hơn trước rất nhiều! Cũng vì thế mà cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi cần khác hơn một chút. Trong đó mẹ cần chú ý tới những thay đổi trong giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi để có thể hỗ trợ bé phát triển tốt nhất.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Đặc điểm nổi bật nhất của trẻ 3 tháng tuổi là bé có thể ngủ liên tục 12 tiếng ban đêm. Tổng thời gian ngủ trong 24 giờ của bé rút xuống còn 16 tiếng, do ban ngày bé có thể thức lâu hơn. Bé cần khoảng 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày với tổng thời gian khoảng 4.5 tiếng.

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu cho bú 1 lần? Lịch ăn, ngủ của bé 3 tháng tuổi có thể lên EASY 4 với các bữa ăn cách nhau khoảng 4 tiếng. Một số bé nếu ăn tốt, ngủ tốt vẫn có thể theo lịch EASY 3.5 hoặc các biến thể khác tùy từng bé. Mẹ nên dựa vào các dấu hiệu no, đói của bé để điều chỉnh các cữ cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của bé

Nếu mẹ lo lắng trẻ 3 tháng tuổi vẫn ngủ nhiều thì không sao cả, nhu cầu ngủ là khác nhau ở mỗi bé, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ vận động trong ngày. Nếu bé vẫn vui vẻ, hoạt bát thì ngủ nhiều hay ít hơn mức trung bình nói trên đều hoàn toàn bình thường. Ngủ là để bé lớn lên cả về thể chất và trí tuệ cơ mà!

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 sơ sinh tháng tuổi

Giấc ngủ trở nên ổn định hơn: Bé đã bước qua những tuần đầu tiên làm quen với môi trường mới bên ngoài tử cung của mẹ. Giờ đây bé cứng cáp hơn, giấc ngủ của bé vì thế cũng ổn định hơn. Chắc mẹ ngạc nhiên lắm khi lần đầu thấy trẻ 3 tháng tuổi ngủ suốt đêm không bú!

Mẹ đừng vội đánh thức bé dậy bú nhé bởi lúc này bé đã tích lũy đủ năng lượng để chuẩn bị cho giấc ngủ đêm dài tận 12 tiếng mà không cần dậy để ăn nữa. Cơ thể bé tập trung hoàn toàn cho giấc ngủ đêm thật dài và sâu. Nhờ đó trí não của bé được tạo điều iên phát triển tối ưu.

Đồng thời, hormone tăng trưởng GH vì thế mà tiết ra mạnh mẽ nhất có thể, giúp bé phát triển chiều cao ngay cả trong lúc ngủ. Thật tuyệt phải không mẹ! Đây là bước ngoặt lớn của cả gia đình ấy chứ! Bởi từ đây mẹ đỡ vất vả hơn, có thời gian hơn cho bản thân và cả các thành viên khác trong gia đình nữa.

Giấc ngủ chịu tác động trực tiếp của việc ăn uống và mức độ vận động thể chất: Ở lứa tuổi nào cũng vậy, ăn – ngủ – chơi luôn có mối liên hệ mật thiết và có ảnh hưởng qua lại. Nếu bé ăn sữa kém, bé sẽ trằn trọc trong giấc ngủ vì đói. Còn nếu bé ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa non nót phải làm việc quá tải khiến bé ngủ chẳng ngon giấc. Đồng thời, vận động thể chất phù hợp giúp bé ăn ngon ngủ ngon và phát triển kỹ năng tốt.

Bé dễ ngủ nhưng cũng dễ thức: Cơ thể bé đã hình thành nhịp sinh học nên tình trạng lẫn lộn ngày đêm cũng giảm dần. Nếu bé đã có nếp sinh hoạt ổn định thì bé dễ vào giấc hơn. Tuy vậy, 3 tháng tuổi cũng là khoảng thời gian Wonder week 12 xuất hiện. Đây chính là lúc bé có bước phát triển nhảy vọt về nhận thức và tinh thần tinh thần. Những xáo trộn này khiến em bé 3 tháng tuổi bứt rứt quấy khóc, ăn kém kéo theo ngủ cũng kém đi.

Mẹ sẽ thấy bé ngủ thất thường, catnap nhiều lần, hay dậy đêm và ngủ không sâu giấc. uy rằng mẹ sẽ mệt mỏi và áp lực hơn, nhưng khủng hoảng nào rồi cũng sẽ qua và cũng là để bé lớn lên. Mẹ ở bên an ủi, xoa dịu để giúp bé dễ ngủ hơn nhé!

Bé lắc đầu liên tục khi ngủ: Mẹ có thể thấy bé bắt đầu xuất hiện biểu hiện lắc đầu liên tục trước và trong khi ngủ. Bé 3 tháng đang trải qua cột mốc phát triển quan trọng về các kỹ năng vận động và phản xạ. Những cảm giác, cử động mới mẻ ở tay, ở chân, cơ đầu, cơ cổ khiến bé thấy lạ lẫm và tò mò. Bé lắc đầu là để trải nghiệm, để tự kiểm sát cơ thể của mình.

Ngoài ra, lắc đầu còn là cách bé tự ru mình vào giấc ngủ hoặc để tự ngủ lại khi chuyển giấc. Bên cạnh đó, trong trường hợp bé vị viêm tai hay quá mệt mỏi cũng có hiện tượng lắc đầu này. Mẹ cần chú ý quan sát để chắc chắn bé vẫn khỏe mạnh bình thường.

An toàn ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Lưu ý về an toàn ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Ngoài việc thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho bé, ở giai đoạn 3 tháng tuổi này, mẹ còn cần chú ý đến an toàn khi ngủ. Nguyên nhân là do tâm tháng tuổi này, nhiều bé đã có thể biết lật sấp. Tuy nhiên cơ đầu và cổ của bé vẫn chưa thật sự cứng cáp. Bé lại chưa biết cách lật ngửa trở lại nên mẹ cần lưu ý hơn

  • Hạ thành cũi: Khi bé biết lật sấp mẹ nên hạ cũi từ nấc cao xuống nấc thấp để tránh trường hợp bé bị nhoài ra khỏi cũi
  • Không đeo yếm cổ khi ngủ: Khi bé lật, yếm cổ có thể vướng vào tay khiến bé bị dây yếm thít chặt vào cổ. Nếu bé vẫn ăn đêm, mẹ có thể sử dụng một chiếc khắn thấm sữa trong lúc ăn roiif bỏ ra ngay.
  • Không đắp chăn khi ngủ: Chăn có thể quấn vào mặt khi bé lập sấp gây ngạt thở. Do vậy nếu không khí quá lạnh, thì thay vì dung chăn đắp, mẹ có thể sử dụng khan quấn dày hơn hoặc túi ngủ có chất liệu ấm áp hơn cho bé.
  • Mẹ cần chú ý đến giấc ngủ của bé trong giai đoạn bé đang tập lật này. Mẹ có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như máy báo thở, camera… Máy báo thở sẽ báo động cho mẹ nếu bộ phận cảm biến không đo được nhịp thở trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bé ngủ cũi riêng phòng, camera có thể giúp mẹ quan sát bé từ xa mà không phải vất vả chạy đi chạy lại.
  • Mẹ tích cực cho bé nằm sấp và khuyến khích bé tập lật trong những giờ hoạt động nhé. Bé vừa ăn uống, tiêu hóa tốt hơn, lại vừa nhanh biết lật va hạn chế tình trạng “tập luyện” trong giấc ngủ.
HiChiu
Logo