Các biến chứng sau sinh phổ biến: Các triệu chứng và phương pháp điều trị

Việc trải qua một số cơn đau và khó chịu trong những tuần sau khi sinh là hoàn toàn hợp lý – nhưng điều mẹ cần biết là những cơn đau “bình thường” này sẽ kết thúc vào lúc nào. Nếu các cơn đau không kết thúc có thể mẹ đã gặp phải một số biến chứng sau sinh, nếu không được điều trị, có thể trở thành bệnh và kéo dài.

Các biến chứng sau sinh phổ biến, các triệu chứng và phương pháp điều trị

Các biến chứng sau sinh phổ biến, các triệu chứng và phương pháp điều trị

Hãy nhớ rằng: Bé con của bạn cần rất nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc, nhưng một trong điều quan trọng nhất chính là bạn. Hãy dành thời gian để lắng nghe cơ thể bạn, chăm sóc bản thân và đi khám nếu có bất kì biến chứng nào mẹ cảm thấy bất thường sau sinh, điều trị sớm cũng cho mẹ nhiều thời gian hơn để dành chăm sóc bé yêu của mình.

Cùng Hichiu điểm qua một số biến chứng sau sinh thường gặp nhất, những điều cần lưu ý và lời khuyên mẹ đi khám bác sỹ.

Ra máu sau sinh

Hiện tượng ra máu bất thường

Hiện tượng ra máu bất thường

Sau sinh hết sản dịch lại ra máu tươi đó là hiện tượng kinh non sau sinh, hiện tượng này tương tự như thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thường xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh và kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch ra có màu đỏ tươi, chất nhầy, không kèm theo sốt hay đau bụng.

Chảy máu sau sinh thường diễn ra ngay sau khi sinh, cho dù sinh thường hay bằng phương pháp mổ lấy thai. Việc ra máu đỏ và cục máu đông là điều bình thường ngay sau khi sinh.

Tuy nhiên, với những trường hợp ra huyết trên 8 ngày thì phụ nữ sau sinh cần đi đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được thăm khám cụ thể, vì đây có thể là một trong những dấu hiệu bất thường.

Khi nào là hiện tượng ra máu bất thường cần chăm sóc y tế?

  • Chảy máu âm đạo có kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy và đau bụng. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.
  • Sốt cao hoặc cơ thể ớn lạnh.
  • Máu vẫn đỏ tươi và chảy nhiều hơn 1 tuần.
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc cảm thấy cơ thể yếu dần.
  • Nhịp tim đập bất thường.
  • Xuất hiện nhiều cục máu đông có kích thước và số lượng lớn. Có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.

Hầu hết các sản phụ ra kinh non sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp là dấu hiệu bất thường mà các mẹ cần lưu ý, nếu phát hiện hãy đến các cơ sở y tế được thăm khám, theo dõi.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng sau sinh

Nhiễm trùng sau sinh

Khi sinh bé  mẹ có thể bị rách âm đạo là tình huống sản khoa thường gặp trong quá trình chuyển dạ và sinh thường theo ngả âm đạo, đặc biệt là ở các thai phụ sinh con đầu lòng, thậm chí cả lần thứ hai, thứ ba và thứ tư.

Nếu mẹ sinh bằng phương pháp mổ lấy thai, mẹ sẽ được khâu hoặc ghim tại chỗ vết mổ.

Nếu bạn có vết khâu ở vùng âm đạo hoặc tầng sinh môn, mẹ có thể dùng bình xịt để làm sạch bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.

Mặc dù bình thường vết khâu hoặc vết rách có thể gây ra đau nhẹ trong quá trình hồi phục, nhưng nếu cơn đau tăng đột ngột thì đây là vấn đề bất thường. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy khu vực này có thể bị nhiễm trùng.

Một số mẹ có thể cũng bị nhiễm trùng khác, như nhiễm trùng tiết niệu, thận hoặc âm đạo sau sinh.

Khi nào mẹ cần đi khám?

Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • Ngày càng đau
  • Sốt
  • Sưng, phát ban đỏ
  • Ấm khi chạm vào
  • Cảm giác như điện giật
  • Đau khi đi tiểu

Khi bị nhiễm trùng, quá trình điều trị điển hình là một đợt kháng sinh đơn giản nhưng vì bất kì lý do nào mẹ bắt buộc phải khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp vì nghi ngờ nhiễm trùng hết sức nguy hiểm và bạn đang chăm con nhỏ và có thể đang cho bé bú mẹ.

Mất kiểm soát khi vệ sinh hoặc táo bón

Mất kiểm soát khi vệ sinh hoặc táo bón sau sinh

Mất kiểm soát khi vệ sinh hoặc táo bón sau sinh

Són tiểu ngay sau khi sinh phổ biến ở các mẹ và không nguy hiểm – nhưng biến chứng này có thể gây khó chịu và bất tiện.

Bạn chỉ cần một chế độ tập luyện đơn giản tại nhà, như tập Kegels, có thể điều trị được vấn đề. Nếu gặp phải trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám.

Bạn cũng có thể bị són phân, có thể do cơ bắp bị suy yếu hoặc bị tổn thương trong khi sinh. Đừng lo lắng – tình trạng này cũng có khả năng được cải thiện và biến mất theo thời gian, bạn không cần điều trị. Trong một số trường hợp nặng hơn, bạn có thể cần điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Một trong những biến chứng khó chịu và ngược lại hai vấn đề trên là bệnh trĩ và táo bón. Mẹ cần thay đổi trong chế độ ăn uống và duy trì uống nước đầy đủ. Đi khám trĩ để được phương pháp điều trị thích hợp.

Đau ngực

Cho dù bạn có chọn cho con bú hay không, đau và khó chịu ở vú là một biến chứng thường gặp trong thời kỳ hậu sản.

Khi sữa về – thường từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh – bạn có thể thấy vú sưng và khó chịu.

Nếu không cho con bú, bạn sẽ ngày càng đau hơn do căng sữa. Chườm nóng hoặc lạnh, dùng thuốc (tham khảo ý kiến bác sĩ) và tắm nước ấm có thể giúp giảm đau.

Nếu bạn cho con bú, bạn cũng có thể bị đau và khó chịu ở núm vú vì cả bạn và con đều bắt đầu học cách ngậm và bú.

Tuy nhiên, nếu sau khi mẹ cho con bú hoặc dùng máy vắt sữa hút sữa mà ngực vẫn tiếp tục gây đau đớn thì có nguy cơ bất thường. Nếu núm vú bắt đầu nứt và chảy máu, hãy tham khảo thêm các cách để cho bé bú không gây đau.

Cho dù bạn chọn cho con bú hay không, bạn vẫn có thể có nguy cơ bị viêm vú trong những ngày đầu tạo sữa. Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng vú, tuy gây đau nhưng thường có thể được điều trị dễ dàng.

Khi nào bạn cần đi khám?

Các triệu chứng viêm vú bao gồm:

  • Vú đỏ
  • Cảm giác ấm hoặc nóng khi chạm vào vú
  • Sốt
  • Các triệu chứng giống như cúm

Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, quan trọng là bạn phải tiếp tục cho con bú nhưng cũng phải liên hệ với bác sĩ. Viêm vú có thể phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm trước và sau sinh ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ

Trầm cảm trước và sau sinh ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ

Trầm cảm trước và sau sinh ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, mẹ yên tâm đây là bệnh có thể chữa được và các chuyên gia đã có nhiều phương pháp và lời khuyên để chủ động điều trị.

Trong khi phần lớn các bà mẹ sau sinh đều trải qua một số mức độ của bệnh trầm cảm – nguyên nhân khiến mẹ thay đổi tâm trạng nhẹ có thể do thay đổi nội tiết tố sau khi sinh – đa số các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần nhưng sẽ có khoảng 15% mẹ sẽ bị diễn biến nặng hơn chuyển thành trầm cảm sau sinh.

Các biến chứng khác

Có nhiều biến chứng nghiêm trọng khác sau sinh tuy ít gặp hơn nhưng cần được giải quyết ngay lập tức vì sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Một số biến chứng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong giai đoạn sau sinh bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Biến chứng tim mạch
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Đột quỵ
  • Tắc mạch

Khi nào bạn cần đi khám?

Bạn cần đi khám khẩn cấp nếu bạn gặp phải các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Co giật
  • Suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc em bé của bạn

Tự theo dõi chặt chẽ nếu bạn gặp phải:

  • Sốt
  • Chân phát ban đỏ hoặc sưng tấy khi chạm vào thấy ấm
  • Chảy máu qua miếng lót trong một giờ hoặc ít hơn hoặc cục máu đông lớn
  • Đau đầu dai dẳng không kết thúc
  • Mờ mắt

Hơn ai hết, chắc chắn bạn hiểu rõ cơ thể mình và nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng cho thấy có vấn đề gì đó bất thường, bạn phải liên hệ hoặc đi khám ngay khi có thể. Bạn không nên chờ đợi bất kì điều gì mà nên chủ động trong việc kiểm soát các triệu chứng bất thường sau sinh.

Hầu hết các biến chứng sau sinh đều có thể điều trị được. Việc mẹ quan tâm và điều trị sớm càng giúp mẹ có nhiều thời gian hơn cho em bé.

Nguồn tham khảo

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

HiChiu
Logo