Bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có gây hại cho thai nhi không?
Mang thai là khoảng thời gian hết sức căng thẳng với nhiều bà mẹ, đặc biệt là trong thời kì đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh như hiện nay. Các mẹ sẽ có hàng triệu câu hỏi và mối quan tâm về ảnh hưởng của virus corona tới thai nhi, như mẹ và bé có nguy hiểm gì nếu mẹ mắc COVID-19 hay không?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất cũng như đang được nhiều mẹ thắc mắc nhất hiện nay là COVID-19 ảnh hưởng đến em bé như thế nào khi mẹ đang mang thai?
Vào năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát COVID-19 trên toàn cầu là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm”. COVID-19 vẫn là một căn bệnh mới chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bênh này ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển như thế nào vẫn chưa được biết đầy đủ nên sẽ dẫn đến rất nhiều lo lắng cho các mẹ.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về coronavirus COIVD-19 SARS-CoV-2 gây tác động đến mẹ và thai nhi đã được biết cho đến hiện nay, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, cùng tìm hiểu với Hichiu nhé.
- Coronavirus là gì?
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý những triệu chứng nào?
- Phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm coronavirus hơn không?
- Những phương pháp điều trị nào an toàn cho phụ nữ mang thai nhiễm coronavirus?
- Mức độ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai khi bị nhiễm coronavirus?
- Coronavirus có thể truyền từ mẹ sang bé trong khi mang thai hoặc sinh nở hay không?
- Nếu mẹ bị COVID-19 vào thời điểm sinh nở, có cần phải mổ lấy thai không?
- Coronavirus có thể truyền qua sữa mẹ không?
- Cách tốt nhất để tránh mọi rủi ro là mẹ phải đề phòng, tránh nhiễm coronavirus mọi lúc, mọi nơi?
- Nguồn tham khảo
- Coronavirus là gì?
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý những triệu chứng nào?
- Phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm coronavirus hơn không?
- Những phương pháp điều trị nào an toàn cho phụ nữ mang thai nhiễm coronavirus?
- Mức độ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai khi bị nhiễm coronavirus?
- Coronavirus có thể truyền từ mẹ sang bé trong khi mang thai hoặc sinh nở hay không?
- Nếu mẹ bị COVID-19 vào thời điểm sinh nở, có cần phải mổ lấy thai không?
- Coronavirus có thể truyền qua sữa mẹ không?
- Cách tốt nhất để tránh mọi rủi ro là mẹ phải đề phòng, tránh nhiễm coronavirus mọi lúc, mọi nơi?
- Nguồn tham khảo
Coronavirus là gì?
Coronavirus là một họ virus có thể tồn tại trên cả người và động vật và có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng.
Vào cuối năm 2019, một loại virus coronavirus mới, gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng được gọi là SARS-CoV-2, đã xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các chuyên gia hiện chưa chắc chắn chính xác cách thức bắt nguồn hoặc lây lan của virus, nhưng nghi ngờ vius có thể đã truyền từ động vật sang người khi người bệnh đầu tiên tiếp xúc với loài dơi.
Tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus (nCoV) là COVID-19.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý những triệu chứng nào?
COVID-19 chủ yếu gây bệnh đường hô hấp. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Dữ liệu từ những người mắc phải COVID-19 cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Ho
- Sốt
- Hụt hơi
- Mệt mỏi
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Ớn lạnh, đôi khi có thể xảy ra cùng với cơn rùng mình lặp đi lặp lại
- Viêm họng
- Đau đầu
- Mất mùi hoặc vị
- Đau nhức cơ bắp
Gọi cho bác sĩ hay trung tâm y tế ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này và đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Phải thông báo trước cho bác sĩ và trung tâm y tế để thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các bệnh nhân khác.
Phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm coronavirus hơn không?

Phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm coronavirus hơn không?
Hiện virus SARS-CoV-2 chưa được nghiên cứu rộng rãi, vì vậy chưa có kết luận khoa học khẳng định vấn đề này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, phụ nữ mang thai yếu hơn, dễ bị nhiễm với tất cả các loại nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm cúm, nên khả năng lớn phụ nữ mang thai sẽ dễ nhiễm COVID-19 hơn. Điều này một phần là do mang thai làm thay đổi hệ thống miễn dịch và một phần là do cách mang thai tác động đến phổi và tim của mẹ bầu.
Mặc dù vậy, tính đến tháng 3 năm 2020, theo một nghiên cứu khoa học, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy phụ nữ mang thai dễ bị COVID-19 hơn những người khác. Và ngay cả khi họ bị nhiễm, các nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng phụ nữ mang thai không có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, chẳng hạn như viêm phổi.
Những phương pháp điều trị nào an toàn cho phụ nữ mang thai nhiễm coronavirus?
Điều trị COVID-19 không thể tự thực hiện, nếu phát hiện có triệu chứng bạn cần liên hệ ngay trung tâm y tế gần nhất. Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của các bác sĩ và cơ quan chức năng:
- Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
- Giữ đủ nước bằng nước hoặc đồ uống ít đường
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Mức độ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai khi bị nhiễm coronavirus?
Vì virus vẫn còn mới với các nhà khoa học nên có rất ít dữ liệu để nghiên cứu. Tuy nhiên, do cùng thuộc nhóm coronavirus, nếu mẹ bầu nhiễm loại virus này sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Nếu bạn bị sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ dù là do nguyên nhân nào cũng có thể dẫn đến dị tật cho thai nhi.
Tuy nhiên theo một báo cáo của WHO, khi nghiên cứu và thống kê những phụ nữ mang thai đã sinh con trong khi nhiễm COVID-19, phần lớn không có trường hợp nghiêm trọng. Trong số 147 phụ nữ mang thai được nghiên cứu, 8% bị COVID-19 triệu chứng nghiêm trọng và 1% nguy kịch.
Các bác sĩ sản phụ khoa của Đại học Hoàng gia Anh cho biết, dù một số phụ nữ Trung Quốc mắc các triệu chứng coronavirus đã sinh con non tháng, nhưng không thể kết luận mẹ sinh non do nhiễm COVID-19. Không có bằng chứng nào cho thấy virus corona SARS-CoV-2 gây sẩy thai.
Coronavirus có thể truyền từ mẹ sang bé trong khi mang thai hoặc sinh nở hay không?
Theo thống kê từ những phụ nữ đã sinh con khi bị nhiễm COVID-19, không có bằng chứng xác thực nào cho thấy virus corona lây từ mẹ sang bé trong quá trình mang thai.
COVID-19 là một căn bệnh chủ yếu lây truyền từ người sang người qua các giọt nhỏ (ví dụ như giọt bắn từ ho và hắt hơi của những người bị nhiễm bệnh). Em bé của bạn chỉ có thể tiếp xúc với những giọt bắn như vậy sau khi sinh.
Trong một nghiên cứu nhỏ, khi xem xét 9 phụ nữ Trung Quốc mang thai bị nhiễm coronavirus trong ba tháng cuối của thai kỳ, loại virus này không xuất hiện trong các mẫu lấy từ nước ối hoặc máu cuống rốn của mẹ hoặc trong dịch ngoáy họng của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lớn hơn, ba trẻ sơ sinh được sinh ra từ những phụ nữ mắc COVID-19 đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. 30 trẻ sơ sinh khác trong nhóm có kết quả xét nghiệm âm tính và các nhà nghiên cứu không chắc liệu những đứa trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính có thực sự nhiễm virus từ trong bụng mẹ hay chúng bị nhiễm virus ngay sau khi sinh.
Nếu mẹ bị COVID-19 vào thời điểm sinh nở, có cần phải mổ lấy thai không?
Việc bạn sinh con đẻ thường hay sinh mổ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ là bạn có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Nhưng các chuyên gia cho biết, mẹ có thể sinh thường sẽ tốt hơn sinh mổ, và không khuyến khích sinh mổ ngoại trừ do các yếu tố khác. Thực hiện phẫu thuật sinh mổ khi mẹ đã bị suy yếu do nhiễm coronavirus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Coronavirus có thể truyền qua sữa mẹ không?
Trong một vài nghiên cứu đã được thực hiện trên phụ nữ cho con bú với coronavirus, câu trả lời dường như là không. Nhưng các chuyên gia cảnh báo cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi họ có thể khẳng định chắc chắn là không có rủi ro.
Nếu bạn là một bà mẹ mới sinh con bị COVID-19 (hoặc nghi ngờ bị nhiễm), hãy nói chuyện với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn quyết định cho con bú sữa mẹ, bạn phải thực hiện một số biện pháp hạn chế để tránh lây cho bé bằng cách:
- Đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn khi lại gần bé.
- Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé;
- Rửa tay kỹ trước khi cầm máy hút sữa hoặc bình sữa.
- Dùng máy vắt sữa và cho trẻ bú bình.
Cách tốt nhất để tránh mọi rủi ro là mẹ phải đề phòng, tránh nhiễm coronavirus mọi lúc, mọi nơi?

Tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế, tránh để mẹ mắc COVID-19
Hạn chế ra ngoài và tiếp xúc khi không thực sự cần thiết, tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế:
- Rửa tay trong tối thiểu 20 giây bằng xà phòng diệt khuẩn và nước. Trong trường khác, hãy sử dụng nước rửa tay có ít nhất 60% cồn.
- Đứng cách xa mọi người 2m.
- Đeo khẩu trang mọi lúc, tránh chạm vào mặt, đặc biệt là miệng, mắt và mũi.
- Tránh xa đám đông lớn. Trên thực tế, bạn càng hạn chế tiếp xúc với mọi người thì càng tốt.
- Chăm sóc bản thân. Ăn tốt. Nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy tập thể dục phù hợp với mẹ bầu. Một cơ thể khỏe mạnh có khả năng tránh tất cả các loại bệnh tật.
Nguồn tham khảo
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.
- Animals and coronavirus disease 2019 (COVID-19). (2020).
cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prepare/animals.html - COVID-19 virus infection and pregnancy. (2020).
rcog.org.uk/en/guidelines-research-services/guidelines/coronavirus-pregnancy/covid-19-virus-infection-and-pregnancy/ - Favre G, et al. (2020). Guidelines for pregnant women with suspected SARS-CoV-2 infection. DOI:
10.1016/S1473-3099(20)30157-2 - Frequently asked questions and answers: Coronavirus disease 2019 (COVID-19) and pregnancy. (2020).
cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/specific-groups/pregnancy-faq.html - Guan W-j, et al. (2020). Clinical characteristics of coronavirus disease 2019 China. DOI:
10.1056/NEJMoa2002032 - Practice advisory: Novel coronavirus 2019 (COVID-19). (n.d.).
acog.org/Clinical-Guidance-and-Publications/Practice-Advisories/Practice-Advisory-Novel-Coronavirus2019 - Pregnancy and breastfeeding: Information about coronavirus disease 2019. (2020).
cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/specific-groups/pregnancy-guidance-breastfeeding.html - Report of the WHO-China joint mission on coronavirus disease 2019 (COVID-19). (2020).
who.int/docs/default-source/coronaviruse/who-china-joint-mission-on-covid-19-final-report.pdf - Statement on the second meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV). (2020).
who.int/news-room/detail/30-01-2020-statement-on-the-second-meeting-of-the-international-health-regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-outbreak-of-novel-coronavirus-(2019-ncov) - Symptoms of coronavirus. (2020).
cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html - Wang H, et al. (2020). Novel coronavirus infection and pregnancy. DOI:
10.1002/uog.22006 - Zeng L, et al. (2020). Neonatal early-onset infection with SARS-CoV-2 in 33 neonates born to mothers with COVID-19 in Wuhan, China. DOI:
doi.org/10.1001/jamapediatrics.2020.0878