Bảng theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều, nhưng nhiều là bao nhiêu? Từ lúc mới sinh, em bé ngủ gần như cả ngày và sau đó trải qua rất nhiều thay đổi trong năm đầu tiên của cuộc đời, nhu cầu ngủ cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển, tâm trạng và hành vi của bé. Mặc dù một số bé vẫn vui vẻ khi bị thiếu ngủ, nhưng nhiều bé thường khó chịu và cáu kỉnh, đặc biệt là khi bé bước vào các wonder weeks – tuần khủng hoảng, hay giai đoạn mọc răng.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 12 - 16 tiếng một ngày và cách ngủ của trẻ cũng sẽ thay đổi khá nhiều cho đến khi 1 tuổi.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 12 – 16 tiếng một ngày và cách ngủ của trẻ cũng sẽ thay đổi khá nhiều cho đến khi 1 tuổi.

Trẻ sơ sinh trung bình ngủ 12 – 16 tiếng trong một ngày cho đến khi 1 tuổi, cách ngủ của trẻ cũng sẽ thay đổi khá nhiều trong năm đầu tiên. Sau đây là bảng thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên để mẹ tham khảo:

Độ tuổiTổng thời gian ngủThời gian ngủ đêmThời gian ngủ ngàySố giấc ngủ ngàyThời gian thức trung bình
0-1 tháng16-21 giờ11 giờ5-10 giờ4 giấc0.5-1 giờ
2-4 tháng16-18 giờ11-12 giờ5-6 giờ3-4 giấc1.5-2.5 giờ
5-8 tháng15-16 giờ11-12 giờ3-4 giờ2 giấc3-4 giờ
9-10 tháng14 giờ11-12 giờ2-3 giờ2 giấc5-5.5 giờ
11-12 tháng14 giờ11-12 giờ2-3 giờ1-2 giấc5-6 giờ

1. Thời gian ngủ của bé mới sinh đến 1 tháng

Thời gian ngủ của bé mới sinh đến 1 tháng khoảng 16 đến 21 giờ một ngày.

Thời gian ngủ của bé mới sinh đến 1 tháng khoảng 16 đến 21 giờ một ngày.

Tổng thời gian ngủ: 16 đến 21 giờ một ngày. Hầu hết trẻ sơ sinh giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu trong 3-4 ngày đầu tiên sau sinh và thường lấy lại được cân năng ban đầu sau 10-14 ngày. Sau đó bé tăng cân rất nhanh. Vì thế trong tháng đầu bé cần được ăn bất cứ khi nào muốn nạp năng lượng.

  • Giờ thức giấc: khoảng 7 giờ sáng
  • Giấc ngủ ban ngày: Chu kỳ ban ngày là 0.5 đến 1 giờ thức sau đó 1 đến 2 giờ ngủ. Dạ dày của bé còn rất nhỏ nên cần ăn lượng nhỏ và ăn thường xuyên.
  • Giấc ngủ ban đêm: Bé sẽ dậy bú nhiều lần suốt đêm. Bé có thể ngủ dài nhất lên đến 4 giờ trong tháng đầu tiên.
NoteLưu ý: Việc ăn và ngủ liên tục cả ngày lẫn đêm khiến mẹ rất mệt mỏi. Vì thế trong thời gian này, mẹ nên bắt đầu giúp bé phân biệt và làm quen với chu kỳ ngày và đêm.

Tiếng ồn trắng, quấn và đung đưa nhẹ nhàng có tác dụng kỳ diệu để giúp bé ngủ ngon và tự nhiên hơn.

2. Thời gian ngủ của bé từ 2 đến 4 tháng

Tổng thời gian ngủ: 16-18 giờ

  • Giờ thức giấc: sớm hơn một chút. Hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thức dậy vào khoảng 6 giờ sáng.
  • Giấc ngủ ban ngày: Mẹ có thể thấy bé tỉnh táo và muốn tương tác với mẹ hơn tháng trước rất nhiều. Bé sẽ ngủ tổng cộng là 5-6 giờ ngủ mỗi ngày, được chia thành thành 3-4 giấc ngủ ngắn. Từ tháng thứ hai, nếu giấc ngủ ngày của bé kéo dài hơn 2 đến 2,5 giờ, mẹ nên đánh thức bé để bú. Ngủ ngày nhiều đồng nghĩa với việc ăn ít hơn vào ban ngày, khiến bé đói hơn vào ban đêm.
  • Giấc ngủ ban đêm: Bé cũng sẽ ngủ lâu hơn và vẫn thức dậy để bú một hoặc hai lần. Giấc ngủ dài nhất không gián đoạn thường là khoảng 6-8 giờ.
NoteLưu ý: Từ giai đoạn này, nếu bé phát triển đủ về thể chất và đã ăn đủ no vào ban ngày thì bé có khả năng tích lũy đủ năng lượng để không cần dậy ăn vào ban đêm.

3. Thời gian ngủ của bé 5-8 tháng

Thời gian ngủ của bé 5-8 tháng

Thời gian ngủ của bé 5-8 tháng

Tổng thời gian ngủ: 15-16 giờ mỗi ngày. Khi qua mốc 4 tháng, có thể coi là bé đã vượt qua tam cá nguyệt thứ tư .

  • Giờ thức giấc: từ 6-8 giờ sáng, tất nhiên tùy thuộc vào em bé của mẹ!
  • Giấc ngủ ban ngày: 2 giấc ngủ ngắn, tổng cộng 3-4 giờ mỗi ngày.
  • Giấc ngủ ban đêm: Em bé của mẹ có thể có ngủ liên tục từ 11-12 giờ, mà mọi người thường gọi là “ngủ suốt đêm!”
NoteLưu ý: Quá trình mọc răng thường bắt đầu từ 4-6 tháng và đau nướu có thể khiến bé quấy khóc khó chịu. Giai đoạn này cũng là thời gian nhiều mẹ chuẩn bị quay lại với công việc. Bé phải làm quen với việc không có mẹ ở bên cạnh thường xuyên nữa.

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé.

4. Thời gian ngủ của bé 9-10 tháng

Thời gian ngủ của bé 9-10 tháng

Thời gian ngủ của bé 9-10 tháng

Tổng thời gian ngủ: 12 đến 14 giờ.

  • Giờ thức giấc: khoảng 6 đến 7 giờ sáng.
  • Giấc ngủ ban ngày: Khoảng 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày.
  • Giấc ngủ ban đêm: Bé có thể ngủ liên tục 9-12 tiếng vào ban đêm. Nhiều bé đã có thể thiết lập được thói quen ngủ rất tốt và tự ngủ thành thục.
NoteLưu ý: Đây là giai đoạn bé học một loạt các kỹ năng vận động mới: bò, chuyển từ ngồi sang đứng, đứng vịn. Do vậy nhiều khi trong giấc ngủ bé “mơ” thấy mình đang học kỹ năng và đột nhiên ngồi dậy mà chưa biết cách nằm xuống để ngủ tiếp. Bé có thể khóc lóc hoảng sợ và cần có mẹ trợ giúp bên cạnh.

5. Thời gian ngủ của bé 11-12 tháng

Tổng thời gian ngủ : 12 đến 14 giờ.

  • Giờ thức giấc: lúc 6 đến 7 giờ sáng
  • Giấc ngủ ban ngày: 1-2 giấc ngủ ngắn, tổng cộng từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày.
  • Giấc ngủ ban đêm: Thời gian ngủ dài nhất thường kéo dài trung bình từ 10 đến 12 giờ vào ban đêm.
NoteLưu ý: Đây là giai đoạn bé bò thành thạo, tập đi vịn và một số em bé đã có thể biết đi. Ngoài ra, các giác quan và nhận thức của bé có sự phát triển rõ rệt. Vì thế mẹ sẽ thấy bé trở nên khó ngủ, hay dậy sớm hơn, vào giấc đêm muộn hơn, ngủ không sâu giấc và tỉnh giấc giữa đêm để khóc.

Với em bé phụ thuộc ti giả để ngủ, bây giờ mẹ có thể giới thiệu một chiếc chăn mềm mịn có kích thước bằng khăn tay hoặc thú nhồi bông để em bé quen dần với mối bận tâm và gắn bó mới.

6. Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Phát triển trí não.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế, cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của bé.

Các bài viết của HiChiu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến các trung tâm y tế để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

HiChiu
Logo