Ăn dặm bé tự chỉ huy: Cách tiếp cận phù hợp cho bé

Một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong năm đầu tiên của bé là khi bé chuyển từ ăn sữa hoàn toàn chuyển sang ăn thức ăn đặc, ăn dặm. Có nhiều phương pháp khác nhau cho bé ăn dặm, như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn hiện nay là ăn dặm tự chỉ huy BLW. Đây là phương pháp ăn dặm tốt nhất để cho trẻ làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Trẻ sơ sinh phát triển theo tốc độ của riêng của từng bé, do đó thời gian để bé bắt đầu ăn dặm cũng không đồng nhất giữa các bé. Nhưng có một quy tắc chung mẹ cần tuân thủ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ hay sữa công thức.

Dưới đây Hichiu xin gợi ý một số cách để bạn cho bé tiếp cận thức ăn mới một cách tự nhiên và phù hợp nhất với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy theo đúng giai đoạn tuổi.

Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ ăn sữa mẹ đến 2 tuổi nếu có thể.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ ăn sữa mẹ đến 2 tuổi nếu có thể.

Hầu hết các tổ chức y tế lớn trên thế giới đều khuyến cáo nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ phải bổ sung thức ăn dặm vào chế độ ăn của trẻ, việc nuôi con bằng sữa mẹ nên tiếp tục cho đến khi con bạn ít nhất là 1 tuổi, trong gia đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ ăn sữa mẹ đến 2 tuổi nếu có thể.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời sẽ giúp bé có những lợi ích sau:

  • Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp
  • Liên kết bền chặt với mẹ do sự hiện diện của oxytocin trong quá trình cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp ích cho mẹ sau sinh:

  • Giảm cân nhanh hơn
  • Trì hoãn sự trở lại của kinh nguyệt
  • Giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng bắt đầu ăn dặm?

Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Vào khoảng thời gian khi bé được 6 tháng, có thể mẹ sẽ nhận thấy bé con tỏ ra thích thú với các món ăn mà bé nhìn thấy.

Dưới đây là một vài dấu hiệu và cách nhận biết bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm hay chưa:

  • Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần hỗ trợ. Điều này rất quan trọng vì bé sẽ cứng cáp, khi ăn tránh bị nghẹn.
  • Bé tó mò và bắt đầu với lấy thức ăn trên bàn. Cho bé ngồi xuống dùng bữa với gia đình và bạn sẽ nhận thấy sự quan tâm của bé tới thức ăn trên bàn ngày càng tăng.
  • Khả năng phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn, cho phép bé nhặt những mẩu thức ăn nhỏ như cơm rơi hoặc những miếng nhỏ của rau đã nấu chín.
  • Bé có thể và sẵn sàng nhai. Khi bé đưa một miếng thức ăn vào miệng, bé sẽ bắt đầu nhai. Nếu trước đây bé chỉ nhè các thức ăn mà bạn cho bé nếm thử, thì khi bé đã chấp nhận nhai sẽ là dấu hiệu tốt để bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm.

Cách bắt đầu ăn dặm theo phương pháp ăn dặm do trẻ chỉ huy

Sau khi mẹ phát hiện thấy bé đã sẵn sàng thử thức ăn đặc, sau đây là cách bắt đầu tập cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW.

  1. Cho bé ngồi ăn cùng với mẹ và mỗi lần cho bé ăn một chút. Bé có thể không ăn, nhưng mẹ phải kiên trì để xây dựng một thói quen tốt cho bé.
  2. Chuẩn bị sẵn một cốc nước. Dùng cốc nhựa không chứa BPA hay các loại cốc tập uống là tốt nhất cho bé và cho bé làm quen với cốc uống nước. Mẹ cũng có thể dùng luôn những cốc nhựa bình thường nhà hay dùng miễn không chứa BPA cũng được, tuy nhiên thường bé sẽ làm đổ nước.
  3. Chế biến các miếng thức ăn nhỏ để bé có thể tự cầm nắm, xem xét từng miếng khi cho vào miệng. Sắp xếp những món bạn chế biến cho bé ra đĩa lần lượt cho bé cảm nhận từng món một theo trình tự và mẹ giới thiệu món cho bé.
  4. Bé ăn theo phương pháp này chắc chắn bàn ăn cho bé sẽ bẩn và rất lộn xộn nhưng mẹ hãy kiên nhẫn, bé cần thời gian để khám phá và làm quen với một việc hoàn toàn mới trong đời.
  5. Mọi thay đổi ở chế độ ăn của bé sẽ thể hiện ngay qua phân. Khi bé được thử các loại thức ăn khác nhau, bạn nên kiểm tra bỉm của bé để ghi nhận lại màu sắc và kết cấu khác nhau mỗi lần, để bạn có thể theo dõi trước và sau khi ăn từng món để điều chỉnh phù hợp món ăn dặm cho bé.

Dị ứng thực phẩm và các phản ứng khác

Cho trẻ ăn một loại thức ăn mỗi lần trong ba hoặc bốn ngày để bạn có thể bắt gặp các phản ứng bất lợi ngay lập tức.

Các triệu chứng không dung nạp thức ăn, dị ứng bao gồm:

  • Phát ban xung quanh miệng hoặc má (có thể lan rộng hơn)
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và ngứa mắt
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy

Loại thực phẩm nào an toàn cho em bé?

Sau đây là những loại thực phẩm đầu tiên tuyệt vời cho em bé làm quen với ăn dặm mẹ nên dùng:

  • Quả bơ chín mềm
  • Khoai lang nấu chín kỹ được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền
  • Rau nấu chín (đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, bông cải xanh)
  • Thịt đỏ và các loại thịt gia cầm (đặc biệt là thịt và gan rất giàu chất sắt mà trẻ cần, nếu có thể mẹ nên chọn loại hữu cơ organic để tránh hóa chất, hay tồn dư chất tăng trưởng trong thịt)

Làm thế nào để tránh cho bé bị sặc, nghẹn?

Các khẩu phần nhỏ sẽ giúp bé không ăn quá nhiều trong một lần và rất tốt để hình thành sự thèm ăn của bé khi đến bữa.

Các khẩu phần nhỏ sẽ giúp bé không ăn quá nhiều trong một lần và rất tốt để hình thành sự thèm ăn của bé khi đến bữa.

Trẻ sơ sinh có thể dễ dàng bị sặc hay nghẹn thức ăn nếu được cho ăn không đúng cách hoặc không được giám sát trong bữa ăn, dù chỉ trong vài giây.

Dưới đây là một số mẹo để giúp mẹ ngăn ngừa rủi ro cho bé:

  • Không cho bé ăn thức ăn cứng, giòn cho đến khi bé đủ lớn để nhai kỹ.
  • Luôn cho bé ngồi ăn, không cho ăn ở các tư thế khác.
  • Cười hoặc khóc đều có thể khiến trẻ bị sặc nên tránh nô đùa hay để bé khóc khi đang ăn. Ngoài ra, bé đang buồn ngủ thì không nên cho ăn vì có thể khiến bé mất tập trung, gây xử lý sai.
  • Bỏng ngô đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, chỉ cho bé ăn khi 4 tuổi trở lên.
  • Các khẩu phần nhỏ sẽ giúp bé không ăn quá nhiều trong một lần và rất tốt để hình thành sự thèm ăn của bé khi đến bữa.
  • Luôn luôn giám sát bé khi bé ăn.

Chuyển sang ăn dặm luôn là quang thời gian thú vị cho bé cũng như nhiều thách thức cho mẹ. Tạo sự hứng khở và các món ăn đa dạng sẽ giúp bé trải nghiệm thế giới đồ ăn phong phú một cách hào hứng và vui vẻ hơn.

Điều quan trọng nhất là mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi áp dụng phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW,  đừng vội vàng thúc ép bé ăn hay nản chí mỗi khi bé từ chối một món ăn nào đó. Mỗi em bé là khác nhau, và bé chắc chắn sẽ thể hiện điều đó trong việc thích hay không thích các món, loại thức ăn khác nhau. Hãy cùng trải qua những ngày tháng ăn dặm cùng con thật vui vẻ mẹ nhé.

Tham khảo thêm các bài viết khác của Hichiu về chủ đề bé ăn dặm, thực đơn ăn dặm, món ăn dặm, thực phẩm ăn dặm, phương pháp ăn dặm:

Nguồn tham khảo

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

  • Breastfeeding. (2016)
    who.int/topics/breastfeeding/en/
  • Breastfeeding (policy statement). (2016)
    aafp.org/about/policies/all/breastfeeding.html
  • Chowdhury, R., Sinha, B., Sankar, M. J., Taneja, S., Bhandari, N., Rollins, N., … Martines, J. (2015). Breastfeeding and maternal health outcomes: a systematic review and meta-analysis. Acta Paediatrica, 104(S467), 96–113.
    doi.org/10.1111/apa.13102
  • Exclusive breastfeeding for six months best for babies everywhere. (2011)
    who.int/mediacentre/news/statements/2011/breastfeeding_20110115/en/
  • Kramer M. S., & Kakuma, R. (2012, August 15). Optimal duration of exclusive breastfeeding. [Abstract]. Cochrane Database of Systematic Reviews8. Retrieved from
    onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/14651858.CD003517.pub2/abstract
  • Preventing choking in babies and young children. (2015, January)
    healthlinkbc.ca/healthfiles/hfile110b.stm
HiChiu
Logo